Teal Swan Transcripts 176
Đại dịch Lớn Nhất Ngày Nay (Và Cách Chữa
Lành Nó)
02-05-2015
Xin chào các bạn.
Ý thức tập thể của nhân loại đã tiến hóa qua hàng thế kỷ. Chúng ta đã trải qua
nhiều thời kỳ đen tối và nhiều đợt thức tỉnh. Và chào mừng bạn đến với hiện tại,
chúng ta đang ở giữa một thời kỳ đen tối như vậy. Tên của thời kỳ đen tối này
là thời kỳ đen tối về cảm xúc. Nếu bạn đang xem video này, nghĩa là bạn đang
trong quá trình thức tỉnh khỏi thời kỳ đen tối đó.
Vậy chính xác
thì thời kỳ đen tối về cảm xúc là gì?
Đó là thời kỳ của
sự thiếu hiểu biết liên quan đến cảm xúc. Phần lớn con người trên Trái Đất
không hiểu cảm xúc. Họ không thực sự nhận thức về cảm xúc của mình, họ không biết
cảm xúc có vai trò gì, và họ cũng không biết phải làm gì với chúng. Đây là một
vấn đề nghiêm trọng, bởi cảm xúc là nền tảng của mọi trải nghiệm trong cuộc sống
của mỗi con người.
Có rất nhiều sự
thức tỉnh sẽ diễn ra khi chúng ta bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của cảm xúc.
Nhưng hôm nay tôi sẽ khơi dậy một trong những sự thức tỉnh đó cho bạn, vì sự
thiếu hiểu biết về cảm xúc đặc biệt này chính là cốt lõi gây ra những rối loạn
trong cuộc sống trưởng thành của chúng ta hằng ngày. Tôi sẽ gọi kiểu thiếu hiểu
biết cảm xúc này là "Đại dịch lớn nhất", bởi vì nó thực sự là như vậy.
Nó chính là nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh kéo dài và tự tử nhiều hơn tất cả
các nguyên nhân khác cộng lại.
Nhiều bạn đang
xem video này có thể đã biết đến khái niệm lạm dụng cảm xúc, như đe dọa, làm nhục,
làm xấu hổ, lợi dụng hoặc cô lập. Nhưng còn một hình thức lạm dụng cảm xúc
khác, khó nhận ra hơn, để lại vết thương sâu sắc hơn, đó chính là bỏ bê cảm xúc.
Đây chính là đại dịch của thời đại ngày nay.
Cách dễ hiểu nhất
về bỏ bê cảm xúc là: nó là tổn thương sinh ra bởi những điều không được thực hiện,
thay vì là tổn thương do những hành động cụ thể gây ra. Lưu ý rằng, bỏ bê cảm
xúc có thể song hành với các hình thức lạm dụng cảm xúc truyền thống, nhưng một
người có thể bỏ bê cảm xúc của người khác mà không hề lạm dụng họ một cách rõ
ràng.
Và vâng, bạn
đoán đúng rồi đấy, bỏ bê cảm xúc bắt đầu từ thời thơ ấu. Nên chúng ta sẽ bắt đầu
từ giai đoạn đó.
Nhưng trước
tiên, hãy cùng nhìn vào cuộc đời của một người từng bị bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu,
cô ấy tên là Mary. Mary hiện có vị trí thành công tại một công ty luật. Cuộc sống
của cô khá ổn định, đặc biệt về mặt tài chính. Cô đến từ một thị trấn nhỏ yên
bình ở Colorado và là con út trong ba người con.
Khi nhìn lại tuổi
thơ, mọi thứ dường như đều ổn, không có chấn thương rõ rệt nào. Gia đình khá giả,
cha mẹ vẫn còn sống với nhau và chưa từng cãi vã. Họ thậm chí còn không dung thứ
cho bất kỳ hình thức tiêu cực nào. Nếu một đứa trẻ than vãn, khóc lóc hay buồn
bực, lập tức bị đuổi vào phòng. Vì vậy Mary cảm thấy bối rối, không hiểu vì sao
cô lại trở thành con người như hiện tại.
Cô không hiểu vì
sao mỗi cuối tuần lại uống đến mức bất tỉnh. Cô không hiểu vì sao không thể duy
trì được một mối quan hệ tình cảm. Cô cũng không hiểu vì sao mình thường xuyên mơ
tưởng đến việc tự tử.
Bạn cũng có thể
cảm thấy khó hiểu. Nhưng hãy thử nhìn cuộc đời Mary qua lăng kính của bỏ bê cảm
xúc. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nhạy bén với nhu cầu cảm xúc của con. Chúng
ta dễ dàng nhận ra những nhu cầu vật chất như thức ăn, nước uống, nơi ở, quần
áo, tắm rửa… Nhưng còn nhu cầu cảm xúc thì sao?
Có lẽ khi tôi vừa
nhắc đến “nhu cầu cảm xúc”, phản ứng đầu tiên của bạn là: “Nhu cầu cảm xúc là
gì vậy?”. Nếu như vậy, điều đó cho thấy chúng ta đang chìm sâu trong thời kỳ
đen tối về cảm xúc đến mức nào.
Mỗi đứa trẻ đều
có nhu cầu cảm xúc. Và nếu những nhu cầu đó không được đáp ứng, chúng ta sẽ cảm
thấy trống rỗng. Vì lý do này, nếu bạn đang vật lộn với cảm giác trống rỗng,
hãy xem video của tôi trên YouTube có tiêu đề: "Cảm giác Trống Rỗng".
(Teal Swan Transcripts 164)
Khi cha mẹ không
đáp ứng nhu cầu cảm xúc của con, thông điệp vô thức mà đứa trẻ nhận được là:
con không quan trọng. Đứa trẻ không cảm thấy được thấy, được lắng nghe, được thấu
cảm. Không có sự thân mật trong mối quan hệ, và vì thế, đứa trẻ không học được
cách tạo lập kết nối thân mật.
Khi cha mẹ khiến
con cảm thấy xấu hổ vì có nhu cầu cảm xúc, đứa trẻ sẽ tin rằng: “Có điều gì đó
sai và không thể yêu thương nơi con người mình.” Đứa trẻ lớn lên mà không thể
nhận diện nhu cầu cảm xúc của bản thân, và còn sợ hãi cảm xúc của chính mình.
Trách nhiệm của
cha mẹ là xây dựng kết nối cảm xúc với con, dành sự chú ý trọn vẹn, nhìn thấy đứa
trẻ là một cá thể riêng biệt với quyền được cảm nhận, và dùng kết nối đó để đáp
ứng nhu cầu cảm xúc mà đứa trẻ đang thể hiện.
Nghe có vẻ khó
khăn nếu chính bạn chưa từng có ai quan tâm đến cảm xúc của bạn. Nhưng tôi hứa
rằng, bạn có thể học được điều này.
Khi ta nhìn lại
tuổi thơ của Mary, dễ thấy rằng cha mẹ cô, dù có ý tốt, đã vô tình dạy con rằng
những cảm xúc tiêu cực là điều tồi tệ và không thể chấp nhận. Mỗi lần có cảm
xúc ấy, Mary lại thấy xấu hổ, tự cô lập, không cho ai thấy. Cô cố thoát khỏi cảm
xúc đó bằng rượu.
Cô tin rằng nếu
ai thấy phần "xấu xí" này trong cô, họ sẽ bỏ rơi cô. Vì vậy, cô không
bao giờ vượt qua nổi buổi hẹn thứ ba với một người đàn ông. Cô đơn lắm, và dù
cha mẹ cô có thật sự yêu thương cô, cô không hề cảm nhận được tình yêu đó.
Mary thấy mình cô
lập khỏi thế giới, như thể luôn đứng ngoài rìa quan sát mà không ai thật sự thấy
cô. Và rồi, một ngày, khi cô quá cô đơn, cô đã tự tử.
Không ai ngờ tới.
Ai cũng sốc, vì không ai biết cô đau đớn đến mức nào. Nhìn từ bên ngoài, tuổi
thơ Mary có vẻ hoàn hảo. Nhưng sự thật là, cha mẹ cô không biết cách làm cha mẹ
về mặt cảm xúc. Họ không biết cách đáp ứng nhu cầu cảm xúc. Và hệ quả là, họ vô
tình dạy những bài học dẫn đến cái chết của Mary.
Phần lớn những
người bị bỏ bê cảm xúc hoặc sống âm thầm với nỗi đau, hoặc lang thang từ bác sĩ
tâm lý này sang chuyên gia tâm thần khác để cố tìm hiểu điều gì sai với mình. Họ
nhìn lại quá khứ và không thấy điều gì đủ “tệ” để lý giải hiện tại, nên họ cho
rằng chính bản thân họ có vấn đề.
Vì bỏ bê cảm xúc
không phải là những gì bạn thấy, mà là những gì bạn không thấy.
Đó là sự động
viên không đến. Là vòng tay không bao giờ mở ra. Là những lời yêu thương không
được nói. Là cảm giác thuộc về không được trao. Là sự thấu hiểu không bao giờ
được chạm tới.
Bạn không thể nhớ
điều chưa từng tồn tại. Và chỉ khi bạn nhận ra điều gì đáng lẽ ra phải có, bạn mới biết rằng có điều gì đó đã thiếu vắng.
Ở thời điểm hiện
tại, tất cả các bậc cha mẹ đều sẽ thất bại về mặt cảm xúc với con mình vào lúc
nào đó. Nhưng không phải những thất bại đôi lúc đó làm sụp đổ nền tảng cuộc sống,
mà là sự thất bại kéo dài, mãn tính.
Tôi cam đoan rằng,
càng hiểu về bỏ bê cảm xúc, bạn sẽ càng cảm thấy tội lỗi khi làm cha mẹ, vì bạn
sẽ bắt đầu nhận ra chính bạn cũng từng bị bỏ bê như vậy khi còn nhỏ.
Tại sao đây lại
là đại dịch? Vì nó lan rộng khắp nơi. Nó truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
mà không ai nhận ra. Cho đến khi một người thức tỉnh.
Nếu nhu cầu cảm
xúc của bạn không được đáp ứng khi còn nhỏ, bạn sẽ rất khó đáp ứng chúng khi
trưởng thành. Đó là lý do vì sao bỏ bê cảm xúc là nguyên nhân số một gây ra sự
phụ thuộc trong mối quan hệ khi ta trưởng thành.
Và nếu bạn vừa
nghe xong và nghĩ: "Tôi độc lập nhất trong số những người tôi biết mà! Tôi
không thể nào bị bỏ bê cảm xúc đâu!” - bạn hãy suy nghĩ lại. Người độc lập nhất
thường là người kém nhất trong việc thỏa mãn nhu cầu thân mật. Họ cũng có nhu cầu
như bao người.
Chúng ta thường
dao động giữa hai thái cực: quá phụ thuộc hoặc quá độc lập, khi từng trải qua bỏ
bê cảm xúc.
Sau đây là một số
biểu hiện thường gặp nếu bạn từng bị bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu:
- Cảm thấy mình
không thuộc về đâu cả
- Thường xuyên
thấy xấu hổ
- Cảm giác trống
rỗng không thể lấp đầy
- Khó khăn khi
yêu cầu sự giúp đỡ
- Mối quan hệ
thường xuyên không hạnh phúc hoặc không bền vững
- Quá phụ thuộc
hoặc quá tự lập
- Cảm thấy mình
là kẻ giả tạo
- Thấy chỉ an
toàn khi ở một mình, hoặc không thể chịu nổi khi ở một mình
- Tự phán xét
nghiêm khắc hơn cả người khác
- Khó nhận diện
cảm xúc bản thân
- Cảm thấy như
thể đang đứng ngoài cuộc sống
- Có ý nghĩ hoặc
cảm giác muốn tự tử
- Khó xoa dịu bản
thân
- Cảm thấy ghét
bản thân, đổ lỗi cho chính mình
- Cảm thấy có gì
đó sai, không thể yêu thương trong bản thân
- Hoặc quá kỷ luật,
hoặc cực kỳ buông thả
- Khó nuôi dưỡng
người khác hoặc thể hiện tình cảm
- Buồn bã vô cớ
Nếu bạn nghi ngờ
mình từng bị bỏ bê cảm xúc, tôi khẩn thiết mời bạn xem video trên YouTube có
tên: “Đáp ứng nhu cầu của bạn!” (Teal
Swan Transcripts 173)
Bạn càng hiểu rõ
mình thật sự cần gì về mặt cảm xúc, bạn sẽ càng dễ nhận ra điều gì đã thiếu vắng
trong tuổi thơ, và loại bỏ bê cụ thể nào bạn từng trải qua.
Học cách tự chăm
sóc, cho phép người khác chăm sóc bạn, học cách đáp ứng nhu cầu của chính mình
và người khác, đó là cách để chữa lành. Hãy dành thời gian tự tìm hiểu về bỏ bê
cảm xúc và các kiểu gia đình gây ra điều này. Bạn có thể lần ra mối liên hệ giữa
những gì bạn không được trải nghiệm và cảm xúc bạn đang có.
Nếu bạn từng bị
bỏ bê cảm xúc, đừng tuyệt vọng. Bạn hoàn toàn có thể chữa lành.
Bước đầu tiên là
đi thẳng vào thế giới cảm xúc. Hãy bắt đầu nhận diện cảm xúc của bạn, quan tâm
đến chúng, tìm hiểu ý nghĩa của chúng, cách xử lý và cách thể hiện.
Chúng ta cần
phát triển trí tuệ cảm xúc. Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy tìm một nhà trị liệu cảm
thân (Somatic Therapist) hoặc nhà trị liệu Hakomi gần bạn.
Ngoài ra, hãy
xem các video của tôi:
- “Hãy tích cực
đón nhận cảm xúc tiêu cực của bạn” (Teal Swan Transcripts 095)
- “Làm thế nào để
cảm được cảm xúc của bạn” (Teal Swan
Transcripts 056)
- “Cách chữa
lành thể cảm xúc” (Teal Swan Transcripts
124)
Tiếp theo, hãy học
về cảm xúc trong các mối quan hệ. Nếu muốn xã hội cải thiện và bỏ bê cảm xúc
không còn tồn tại, chúng ta phải học cách đáp ứng nhu cầu cảm xúc của bản thân,
của con cái và của nhau. Vì điều này, tôi mời bạn xem video có tên “Lời cảnh tỉnh
cảm xúc”. (Teal Swan Transcripts 143)
Vì bỏ bê cảm xúc
làm suy yếu khả năng sống thật và thân mật, nên học cách trở nên chân thật và kết
nối sâu sắc là chìa khóa để vượt qua.
Hãy nhớ rằng, thân
mật không chỉ là tình dục. Đó là sự hiện diện thật sự, thấy người khác, cảm nhận
họ, lắng nghe, thấu hiểu họ. Và ngược lại, để người khác thấy mình, cảm được
mình, hiểu và lắng nghe mình.
Trong vũ trụ
này, tồn tại hai điều, sự hiện diện của một điều gì đó, và sự thiếu vắng của
chính điều đó. Đây là cực âm - cực dương thực sự. Tức là, bóng tối không gì
khác hơn là sự vắng mặt của ánh sáng. Sự thiếu vắng là tần số xa nhất với tần số
của Nguồn (hay Thượng Đế). Vì vậy, nó là tần số gây đau đớn nhất về mặt cảm xúc.
Nhiều tổn thương
sâu sắc nhất đến từ những điều không được làm, chứ không phải từ những điều từng
xảy ra.
Tôi hy vọng rằng,
qua nhận thức về đại dịch này, chúng ta sẽ hướng sự chú ý trở lại với cảm xúc,
học cách chăm sóc bản thân, chăm sóc con cái, và chăm sóc lẫn nhau.
Và tôi mong bạn
đủ lâu để chứng kiến xã hội này trở thành như thế nào, khi chúng ta đạt đến trạng
thái ấy.
Chúc bạn một tuần
bình an.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=PeOZA2xztw4
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.