Teal Swan Transcripts 143
Lời kêu gọi đánh thức cảm xúc
27-09-2014
Chắc
hẳn bạn đã từng nghe câu: “Muốn sống một cuộc đời lành mạnh, bạn phải có một đời
sống lành mạnh trên cả ba phương diện: Thân Xác – Tâm Trí – Linh Hồn.” Ba trụ cột
này từ lâu đã được xem là nền tảng của một cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn.
Nhưng nếu tôi nói với bạn rằng, chúng ta đã hoàn toàn hiểu sai thì sao?
Khi
nghĩ đến “linh hồn”, chúng ta thường nghĩ đó là một dạng năng lượng huyền ảo
hay phi vật chất. Tương tự, vì cảm xúc và cảm giác cũng mang tính mơ hồ, vô
hình, và vì chúng ta không hiểu rõ về chúng, nên ta gán cho chúng cái nhãn “thuộc
về linh hồn”.
Chính
vì lý do đó mà tất cả những lời khuyên về cách nuôi dưỡng và chữa lành linh hồn
thật ra đều nhằm giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn về mặt cảm xúc. Trên thực tế,
khía cạnh “linh hồn” của chúng ta vốn dĩ đã khỏe mạnh, nó không thể ở trong trạng
thái “bệnh tật”. Linh hồn, với tư cách là năng lượng tiền-biểu hiện (chưa biểu
hiện thành hình), tạo ra cảm xúc, tạo ra tâm trí, và tạo ra thân thể. Nói cách
khác, cả ba tầng lớp tạo nên một con người thực chất đều được hình thành từ
linh hồn.
Thân
thể là linh hồn biểu hiện về mặt vật chất. Tâm trí là linh hồn biểu hiện về mặt
trí tuệ. Cảm giác là linh hồn đang ý thức nhận biết chính mình.
Vì
vậy, ta có thể nhìn theo hai cách:
Một
là: Ba trụ cột của sức khỏe chính là Thân, Tâm và Cảm Xúc.
Hai
là: Cảm xúc chính là ngôn ngữ của linh hồn.
Nếu
bạn chọn nhìn theo cách thứ hai, thì chìa khóa của cái mà người ta gọi là “sức
khỏe linh hồn” thật ra chính là sức khỏe cảm xúc. Một phần của sức khỏe cảm xúc
chính là sự thừa nhận một cách có ý thức về bản chất phi vật chất của nhận thức,
cái mà ta có thể gọi là Linh Hồn hay Tinh Thần.
Khi
ta dùng từ “Linh hồn”, ta đang nói về bản thể cốt lõi của một người. Đây là lý
do vì sao từ “Linh hồn” và “Trái tim” thường được dùng thay thế cho nhau. Bạn
có thể từng nghe ai đó khi nói về phần sâu thẳm nhất trong chính mình, nói rằng:
“Tôi biết điều đó trong tim mình…”
Đây
là cách họ thừa nhận rằng, tại cốt lõi của bản thể, trải nghiệm của chúng ta
trên Trái đất không phải là vật chất, nó là cảm xúc.
Khi
vừa mới sinh ra đời, ta trải nghiệm thế giới hoàn toàn thông qua cảm nhận. Ta cảm
thế giới trước khi thấy thế giới. Cảm xúc không chỉ là trái tim của cuộc sống bạn
nơi Trái đất này, mà còn là trái tim của mọi mối quan hệ. Và vì cảm xúc là trung
tâm của mối quan hệ, nên đó cũng là nơi tổn thương xảy ra nhiều nhất.
Tôi
muốn dẫn bạn, để hiểu rõ hơn, vào một cái nhìn lịch sử về các mối quan hệ và
vai trò của cảm xúc trong đó. Qua nhiều thế kỷ, quan niệm về cách nuôi dạy con
cái đúng - sai đã thay đổi rất nhiều.
Ví
dụ: Vào thời Trung Cổ, không có khái niệm “tuổi thơ” như chúng ta hiểu ngày
nay. Ngay khi đứa trẻ có thể làm việc, chúng được đưa vào lao động, thường là
trong những vai trò mà ngày nay ta xem là nô lệ.
Trẻ
em không được xem là trong sáng, thậm chí còn bị coi là tội lỗi. Những hình phạt
thể xác cực đoan, vốn rất phổ biến thời đó, được sử dụng để “thanh tẩy” đứa trẻ,
giúp chúng trở nên “tốt lành”. Ngay cả trong những gia đình quý tộc, thay vì
yêu thương con, nhiều bậc cha mẹ còn khinh ghét, hạ nhục và ngược đãi con mình,
với niềm tin rằng làm như vậy là vì lợi ích của đứa trẻ.
Vào
cuối thế kỷ 17, thế giới chứng kiến sự ra đời của phong cách nuôi dạy trẻ dựa
trên “Thưởng và Phạt”. Thay vì chỉ dùng đòn roi, triết gia John Locke đề xuất rằng:
cách tốt hơn để dạy trẻ nên người là rút lại sự chấp nhận và tình thương khi
chúng làm sai, và trao tặng tình cảm, sự tôn trọng khi chúng làm đúng.
Tôi
muốn bạn dừng lại và ngẫm kỹ điều này: Phải đến tận những năm 1600, con người mới
nảy ra ý tưởng Thưởng – Phạt. Và giờ đây, chúng ta đã biết rằng, phương pháp
“Thưởng – Phạt” là một trong những cách dạy con gây tổn thương nặng nề nhất hiện
nay. Nhưng vào thời đó, nó lại là một bước tiến vượt bậc so với thời kỳ trước.
Đầu
thế kỷ 20, tình hình vẫn chưa có nhiều thay đổi. Các chuyên gia nuôi dạy trẻ vẫn
phản đối các quan điểm “lãng mạn” về tuổi thơ và cổ vũ việc rèn luyện thói quen
nghiêm khắc.
Ví
dụ, trong cuốn cẩm nang “Chăm sóc Trẻ sơ sinh” năm 1914 của Cục Trẻ em Hoa Kỳ,
người ta khuyến cáo cha mẹ phải lập thời khóa biểu cứng nhắc và không nên chơi
với con.
John
B. Watson, cha đẻ của “Chủ nghĩa Hành vi”, tin rằng cha mẹ có thể rèn luyện con
bằng cách thưởng – phạt hành vi, và thực hiện các thời khóa biểu chính xác cho
ăn, ngủ và các chức năng sinh học khác.
Ai
có thể quên được câu tục ngữ Kinh Thánh mà rất nhiều bậc phụ huynh từng (và vẫn
đang) sống theo: “Ai thương con mà không đánh, là ghét nó. Ai yêu con thì cẩn
thận sửa trị nó.”
(Như
thể “sửa trị” (kỷ luật) và “trừng phạt
thể xác” là một!)
Vào
thế kỷ 20, hình phạt thể xác dần bị phản đối ở phương Tây. Nhiều bậc cha mẹ bắt
đầu nhận thức được rằng hình phạt thể xác thực chất là bạo hành.
Và
ngày nay, dù vẫn còn một số ít phụ huynh thiếu tỉnh thức tiếp tục ngụy biện cho
hành vi bạo hành bằng cái mác “dạy dỗ”, nhưng phần đông ở các nước phương Tây
đã chuyển sang những biện pháp như “time-out” –
cách phạt bằng cách tách trẻ ra một mình.
Dễ
dàng để ta nhìn lại lịch sử và nghĩ: “Chúng ta từng sống trong thời kỳ đen tối
của việc nuôi dạy con.” Nhưng tôi nói thật với bạn: tương lai rồi sẽ nhìn lại
chúng ta hôm nay và cũng nói điều tương tự, rằng chúng ta vẫn đang sống trong
thời kỳ đen tối của việc làm cha mẹ.
Và
cũng giống như hình phạt thể xác đang dần biến mất, hôm nay tôi muốn nói với bạn
rằng: Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng – Cuộc cách mạng
Nuôi dạy bằng Cảm xúc.
Chúng
ta sắp nhận ra rằng: ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ đen tối của
Nuôi dạy bằng cảm xúc, và chúng ta đang gây ra tổn thương ở cấp độ cảm xúc cho
con trẻ không khác gì tổn thương thể chất mà cha mẹ thời xưa đã gây ra khi đánh
đập con mình.
Tôi
ở đây để nói với bạn rằng: Chúng ta hoàn toàn không biết cách tạo ra một môi
trường cảm xúc lành mạnh trong gia đình cho con cái mình.
Tất
nhiên sẽ có ngoại lệ. Nhưng nhìn chung, đa số trẻ em ngày nay đang lớn lên
trong những môi trường cảm xúc không lành mạnh. Thậm chí, yếu tố “khí hậu cảm
xúc” trong gia đình còn không được tính đến trong định nghĩa về “nuôi dạy con tốt”,
cho đến tận bây giờ.
Chúng
ta đang bước ra khỏi một Kỷ nguyên Tăm tối mới, kỷ nguyên của cảm xúc và cảm nhận.
Chúng
ta đang tỉnh thức trước sự thật rằng: Có thể bạn là một người cha/mẹ rất giỏi về
mặt vật lý – chăm lo, cho ăn, giữ an toàn,… nhưng lại là một người cha/mẹ rất tệ
về mặt cảm xúc.
Và
điều này có tác động sâu sắc, bởi như chúng ta đã nói từ đầu: Cốt lõi của sự tồn
tại con người là Cảm xúc.
Vậy
nên, nếu bầu không khí cảm xúc trong gia đình bạn, giữa bạn và con cái, là
không lành mạnh, thì cốt lõi cuộc sống và bản thể của một con người cũng sẽ trở
nên không lành mạnh.
Trong
thế giới ngày nay, đa số lời khuyên về làm cha mẹ hoàn toàn phớt lờ thế giới cảm
xúc. Nó chỉ tập trung vào việc sửa lỗi hành vi mà không quan tâm đến cảm xúc ẩn
sau, thứ tạo ra hành vi sai đó ngay từ đầu.
Bất
kể chúng ta đã tiến bộ đến đâu, mục tiêu của việc nuôi dạy con vẫn là có được một
đứa trẻ ngoan ngoãn và biết vâng lời, chứ không phải là nuôi dưỡng một người
trưởng thành khỏe mạnh. Mục tiêu là nuôi dạy một đứa trẻ "ngoan". Hệ
thống tư pháp của chúng ta cũng tiếp cận hành vi sai trái theo cách y hệt như vậy.
Chúng ta chỉ quan tâm đến việc sửa chữa hành vi sai và tạo ra những công dân tốt,
mà không hề bận tâm đến cảm xúc nào đã thúc đẩy những hành vi sai đó.
Làm
cha mẹ đúng nghĩa thì phải bao hàm cả cảm xúc. Mối quan hệ lành mạnh cũng phải
bao hàm cả cảm xúc. Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều phạm phải ba sai lầm
nghiêm trọng:
Thứ
nhất, họ bỏ qua hoặc gạt đi cảm xúc của con cái.
Thứ
hai, họ không chấp nhận cảm xúc của con cái.
Thứ
ba, họ không hướng dẫn con cách vượt qua những cảm xúc tiêu cực.
Cha
mẹ không chấp nhận cảm xúc của con thường chỉ trích những biểu hiện tiêu cực của
con và trừng phạt con vì đã thể hiện cảm xúc. Cha mẹ phớt lờ cảm xúc của con
thì xem những cảm xúc ấy là không quan trọng, làm ngơ trước cảm xúc của con, hoặc
tệ hơn, coi nhẹ những cảm xúc ấy. Còn cha mẹ không hướng dẫn thì có thể đồng cảm
với cảm xúc của con, nhưng không đặt giới hạn cho hành vi hoặc không giúp con
hiểu và đối diện với cảm xúc của chính mình.
Để
bạn hình dung rõ hơn trong thực tế, hãy tưởng tượng William không muốn đến trường
và bắt đầu khóc khi cha mẹ ép buộc cậu đi học.
Người
cha/mẹ không chấp nhận cảm xúc có thể sẽ mắng William vì không chịu hợp tác… Họ
có thể gọi cậu là đứa trẻ hư và phạt cậu bằng cách bắt ngồi một mình hoặc đánh
đòn. Người cha mẹ phớt lờ cảm xúc sẽ bỏ qua cảm xúc của William bằng cách nói:
“Thật ngớ ngẩn… Không có lý do gì để buồn khi đi học cả. Nào, cười lên đi!” Họ
thậm chí còn có thể đánh lạc hướng William khỏi cảm xúc của mình bằng cách cho
cậu một cái bánh quy hay chỉ cho cậu thấy một con bò trên cánh đồng khi đang
trên đường đến trường.
Cha
mẹ không hướng dẫn có thể nói một cách thờ ơ rằng: “Buồn hay sợ cũng không sao
mà.” Nhưng họ sẽ không tiếp tục giúp William xử lý cảm xúc không thoải mái ấy.
Thay vào đó, họ để mặc cậu trong một trạng thái mà cậu cảm thấy bị cảm xúc nuốt
chửng và hoàn toàn bất lực trước chúng.
Những
đứa trẻ lớn lên trong môi trường cảm xúc không lành mạnh sẽ không có khả năng tự
xoa dịu chính mình. Chúng cũng có xu hướng gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Thêm vào đó, những đứa trẻ như vậy thường không kết nối được cảm xúc với gia
đình. Chúng thường cảm thấy lạc lõng, không thuộc về đâu. Chúng không phát triển
được sự thân mật với người thân, và vì thế, cảm thấy cô lập và đơn độc.
Và
điều này, dĩ nhiên, sẽ kéo dài sang cả tuổi trưởng thành. Những đứa trẻ đó lớn
lên thành người lớn không biết cách quản lý cảm xúc. Chúng lớn lên với cảm giác
như thể mình không thuộc về bất kỳ đâu. Chúng gặp khó khăn trong việc duy trì
các mối quan hệ. Chúng phát triển những mối quan hệ đồng phụ thuộc, đồng thời vừa
khao khát, vừa sợ hãi sự thân mật. Theo quan điểm cá nhân của tôi, nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến chứng rối loạn nhân cách chống xã hội và loạn thần kinh ở người
lớn chính là môi trường cảm xúc không lành mạnh trong thời thơ ấu.
Bạn
hãy nhớ rằng, phần lớn những người nghiên cứu về nguyên nhân của các chứng rối
loạn nhân cách thường tìm kiếm những dấu hiệu lạm dụng rõ ràng trong quá khứ của
một người. Những dấu hiệu lạm dụng công khai thì dễ nhận biết hơn rất nhiều so
với những kiểu lệch lạc cảm xúc tinh vi trong môi trường gia đình thời thơ ấu.
Nhiều kẻ giết người hàng loạt và những kẻ xả súng học đường, mà theo báo cáo là
lớn lên trong những “gia đình hạnh phúc”, thực chất không hề đến từ những gia
đình hạnh phúc. Họ đến từ những gia đình “về mặt thể chất” thì có vẻ ổn: được
ăn uống, được mặc đầy đủ, thậm chí còn có nhiều điều kiện thuận lợi. Nhưng ẩn
dưới lớp vỏ ngoài trông có vẻ tốt đẹp đó là sự rối loạn cảm xúc nghiêm trọng,
thứ đã khiến họ không thể kết nối với người khác. Việc phủ nhận cảm xúc và
không chấp nhận cảm xúc chính là những hình thức bạo hành cảm xúc. Nhưng tương
lai sẽ dạy chúng ta không bao giờ được đánh giá thấp việc phủ nhận, không chấp
nhận hay bạo hành cảm xúc.
Theo
kinh nghiệm của tôi (khi đã trải qua tất cả các dạng bạo hành khác nhau), bạo
hành cảm xúc là dạng tồi tệ nhất và cũng là dạng khó chữa lành nhất.
Và
bây giờ, chúng ta đến với phần gây tổn thương nhiều nhất của việc phủ nhận hoặc
không chấp nhận cảm xúc, khi nó xuất phát từ một người lớn dành cho một đứa trẻ.
Khi một đứa trẻ bị phủ nhận hoặc bị từ chối cảm xúc, đứa trẻ sẽ bắt đầu tin vào
đánh giá của cha mẹ về sự kiện khiến chúng không vui, thay vì tin vào cảm nhận
của chính mình. Chúng đánh mất niềm tin vào bản thân, mất lòng tin vào chính cảm
xúc của mình, và tệ nhất là, chúng bắt đầu tin rằng có điều gì đó “sai trái” với
chúng.
Khi
sự rối loạn cảm xúc chi phối mối quan hệ, đứa trẻ sẽ học rằng: chúng không có
quyền được cảm nhận như những gì chúng cảm thấy. Nói cách khác, chúng học rằng
cảm xúc của chúng là sai. Và đây chính là cốt lõi của vấn đề: đứa trẻ tin rằng,
nếu cảm nhận như vậy là sai, mà chúng lại đang cảm thấy như vậy, thì chắc chắn có
điều gì đó sai trái với chính bản thân chúng.
Nếu
tôi phải chọn một điều sai lầm lớn nhất trong ngành sức khỏe tâm thần hiện nay,
thì đó chính là: ý tưởng cho rằng có một “chuẩn mực cảm xúc”, rằng có một cách
mà người ta nên cảm thấy. Và nếu họ không cảm thấy như vậy thì có nghĩa là có
điều gì đó không ổn với họ.
Các
phòng khám tâm thần ngày nay đầy những người lớn lên trong những gia đình rối
loạn cảm xúc! Họ lớn lên với niềm tin rằng có gì đó không ổn với mình bởi vì họ
“không nên cảm thấy như vậy”, trong khi thực tế, họ hoàn toàn nên cảm thấy
chính xác như những gì họ cảm thấy. Họ có lý do hoàn toàn hợp lý và xác đáng để
cảm thấy như vậy. Và cái ý tưởng rằng có điều gì đó "sai" với họ là một
ngụy biện, một ngụy biện được sinh ra từ việc cảm xúc của họ bị vô hiệu hóa hết
lần này đến lần khác.
Đây
thực chất là một trong những nguyên nhân chính gây ra lo âu. Lo âu rất thường
xuyên bắt nguồn từ sự nghi ngờ và không tin tưởng vào bản thân. Việc không tin
và hoài nghi chính mình sẽ dẫn đến sợ chính bản thân mình. Và kết quả là, bạn sẽ
cố gắng tìm mọi cách có thể để thoát khỏi chính mình, bởi vì bạn cảm thấy rằng
bạn không nên cảm thấy như bạn đang cảm thấy.
Tôi
phải kể toàn bộ bối cảnh này (như mọi khi), vì nếu không có sự hiểu biết đó, bạn
sẽ không thể hiểu nổi vì sao mình lại rơi vào tình trạng các mối quan hệ như hiện
tại.
Tóm
lại là, bởi vì đây là môi trường cảm xúc mà bạn đã được nuôi dưỡng trong thời
thơ ấu, nên khi trưởng thành, bạn hoàn toàn không biết cách kết nối cảm xúc với
người khác. Và những quy tắc tương tự vẫn tiếp tục áp dụng. Chúng ta thường
không thể phát triển sự thân mật thật sự với nhau bởi vì chúng ta phủ nhận cảm
xúc của nhau. Chúng ta không chấp nhận cảm xúc của người khác. Chúng ta nói với
người khác rằng họ nên cảm thấy như thế nào. Chúng ta không có sự kiên nhẫn với
nhu cầu cảm xúc của người khác. Chúng ta xem cảm xúc và sự nhạy cảm là yếu đuối.
Chúng ta gọi những người bộc lộ cảm xúc là "quá nhạy cảm".
Để
giúp bạn hiểu rõ hơn, tôi muốn đưa ra ba ví dụ về các mối quan hệ người lớn thiếu
lành mạnh về mặt cảm xúc.
1.
Một người phụ nữ đi ăn trưa với bạn. Cô ấy cảm thấy thất vọng vì không được
thăng chức như cô ấy mong đợi. Người bạn đó nói rằng cô ấy đang tiêu cực quá, rằng
cô ấy cần phải nhìn theo hướng tích cực và nhận ra rằng điều cô ấy đang làm chỉ
là tạo ra thêm thất vọng trong thực tại của mình vì cô ấy đang tập trung vào điều
tiêu cực.
2.
Một người chồng đi làm về trễ. Vừa bước vào cửa, vợ anh ấy bắt đầu khóc. Anh chồng
nhìn thấy vậy liền nói: "Em lúc nào cũng phản ứng thái quá! Anh chỉ trễ có
nửa tiếng thôi mà." "Có lẽ em đang mãn kinh rồi. Thật ra, em cần đi gặp
bác sĩ." Rồi anh ta đi vào phòng làm việc để xem tivi.
3.
Một người đàn ông đang đối mặt với việc ly hôn. Anh ấy kể cho bạn bè nghe về những
gì đang xảy ra, và họ rủ anh ấy ra quán bar. Khi anh ấy đến, không ai trong số
họ công nhận rằng anh ấy đang trải qua một giai đoạn cảm xúc khó khăn trong mối
quan hệ. Thay vào đó, họ khuyến khích anh ấy đừng nghĩ về chuyện đó nữa, uống
vài ly, xem trận bóng và ngắm các cô gái đẹp trong quán bar.
Bất
kể đó là tình bạn hay mối quan hệ yêu đương, cảm xúc là trái tim, là cốt lõi của
mối quan hệ đó (nếu như nó thực sự là một mối quan hệ có ý nghĩa chứ không chỉ
là mối quan hệ bề mặt). Nếu không có sự kết nối cảm xúc sâu sắc và lành mạnh,
thì mối “quan hệ” ấy thực ra chỉ là một thỏa thuận xã hội. Sự thân mật không phải
là tình dục. Đúng là tình dục có thể là hệ quả của sự thân mật, nhưng sự thân mật
là khi bạn được nhìn thấy trọn vẹn con người thật của mình, và bạn cũng thấy được
con người thật của người kia. Đó là khi tôi có thể mang toàn bộ sự thật về bản
thân đến với bạn, và được bạn đón nhận mà không cần bạn phải thay đổi tôi. Và bạn
cũng có thể mang sự thật của bạn đến với tôi, và tôi có thể nhìn thấy và đón nhận
điều đó mà không cố gắng thay đổi hay thao túng bạn.
Đó
là khi chúng ta gặp nhau tại trung tâm của trái tim, nơi khai sinh ra sự đồng cảm.
Đó là nơi bắt đầu của sự kết nối và sự gần gũi. Tôi đã từng nói và tôi sẽ nói lại:
từ “intimacy” (sự thân mật) có thể tách thành “In-To-Me-See” – “Hãy nhìn vào
trong tôi.” Phần quan trọng nhất của sự gần gũi là có thể nhìn thấy vào bên
trong nhau. Nhìn thấy sự thật của người kia, và sự thật đó được thể hiện qua cảm
xúc. Cảm xúc chính là lõi trung tâm của thực tại và trải nghiệm của bạn, vì thế
nó cũng là phần quan trọng nhất của sự gần gũi.
Điểm
mấu chốt là: cảm xúc và cảm giác có ý nghĩa. Chúng ta phải thấy được tầm quan
trọng và giá trị trong cảm xúc của nhau. Chúng ta phải thể hiện sự tôn trọng đối
với cảm xúc của người khác. Chúng ta phải lắng nghe những cảm xúc đằng sau lời
nói. Chúng ta phải mở lòng và trao đi sự thấu hiểu. Những lời thừa nhận và thấu
hiểu phải luôn đi trước bất kỳ lời khuyên nào. Nếu bạn nói với ai đó họ nên cảm
thấy thế nào, thì bạn đang dạy họ cách không tin vào bản thân mình. Bạn đang dạy
họ rằng có gì đó không ổn với họ. Chính cách chúng ta đối diện với cảm xúc tiêu
cực của mình là yếu tố quyết định mối quan hệ của chúng ta lành mạnh hay độc hại.
Hầu hết chúng ta đều đã biết cách xử lý cảm xúc tích cực rồi. Chính cảm xúc
tiêu cực mới là thứ chúng ta kháng cự nhiều nhất.
Vì
lý do đó, tôi sẽ liệt kê cho bạn một số bước cụ thể để giúp chúng ta khi tiếp
xúc với cảm xúc tiêu cực của người khác. Và điều này áp dụng cho cả trẻ em lẫn
người lớn, và là nền tảng trong các mối quan hệ!
Bước
1: Nhận biết cảm xúc của người kia.
Bước
2: Quan tâm đến cảm xúc đó bằng cách nhìn nhận nó là hợp lệ và quan trọng.
Bước
3: Lắng nghe một cách thấu cảm cảm xúc của người kia, với nỗ lực để hiểu được cảm
giác của họ. Điều này giúp họ cảm thấy an toàn khi bộc lộ sự tổn thương mà
không sợ bị phán xét – tức là, hãy tìm cách thấu hiểu chứ không cần đồng ý.
Bước
4: Thừa nhận và xác thực cảm xúc của họ. Việc này có thể bao gồm việc giúp họ
tìm từ ngữ để gọi tên cảm xúc của mình. Để xác thực cảm xúc của ai đó, ta không
cần phải công nhận rằng những suy nghĩ của họ về cảm xúc đó là đúng. Mà thay
vào đó, chúng ta cần cho họ biết rằng cảm xúc mà họ đang có là hợp lệ. Ví dụ: nếu
bạn của chúng ta nói “Tôi cảm thấy vô dụng”, chúng ta không xác thực họ bằng
cách nói: “Ừ, đúng rồi. Bạn vô dụng thật.”
Mà
ta có thể nói: “Mình hoàn toàn hiểu vì sao bạn lại cảm thấy vô dụng,” “và nếu
là mình trong hoàn cảnh đó, mình cũng sẽ cảm thấy như vậy.”
Bước
5: Cho phép người đó được cảm thấy như họ đang cảm thấy, và trải nghiệm trọn vẹn
cảm xúc đó trước khi chuyển sang bất kỳ sự cải thiện cảm xúc nào. Chúng ta cần
cho họ quyền quyết định khi nào họ sẵn sàng để bước lên bậc thang rung động và
chuyển sang cảm xúc khác. Chúng ta không thể áp đặt ý tưởng của mình về việc
khi nào họ nên sẵn sàng, hay nên cảm thấy khác đi. Đây là bước mà ta thực hành
sự hiện diện vô điều kiện và tình yêu thương vô điều kiện. Ta ở đó để hỗ trợ,
chứ không phải để “sửa chữa” họ. Đừng cảm thấy bị xúc phạm nếu họ không chấp nhận
sự hỗ trợ của bạn vào lúc đó. Có một sức mạnh đầy thiện lành trong việc được
trao đi. Đó chính là tình yêu, dù người kia có đón nhận hay không.
Bước
6: Chỉ sau khi cảm xúc của họ đã được xác thực, thừa nhận và cảm nhận đầy đủ,
lúc đó mới giúp người kia tìm cách để quản lý phản ứng của họ với cảm xúc đó.
Đây là bước mà bạn có thể đưa ra những góc nhìn mới về tình huống nhằm cải thiện
cảm xúc của người kia. Đây là lúc bạn có thể đưa ra lời khuyên.
Bây
giờ, chúng ta đến với một trong những bước quan trọng nhất khi nói đến sức khỏe
cảm xúc trong các mối quan hệ: Bạn đang trong một mối quan hệ với chính mình.
Điều đó có nghĩa là bạn phải xác thực cảm xúc của chính mình. Bạn phải ngưng phủ
nhận cảm xúc của mình. Bạn phải ngưng không chấp nhận cảm xúc của mình. Bạn phải
ngưng mong đợi mình cảm thấy khác đi so với những gì mình thật sự cảm thấy. Để
có được sức khỏe cảm xúc, bạn phải áp dụng 6 bước tôi vừa trình bày với chính
mình trước tiên.
Ngoài
cách bạn đối diện với cảm xúc tiêu cực, dưới đây là một số bước có thể giúp bạn
tạo ra môi trường cảm xúc lành mạnh trong các mối quan hệ của mình:
Bước
1: Thể hiện tình yêu của bạn với người kia. Bạn có thể thể hiện tình yêu bằng
cách chạm vào họ. Rất nhiều người đang bị thiếu tiếp xúc thể chất trong thế giới
hiện đại, bởi vì giữa chúng ta có quá nhiều sự tách biệt.
Bạn
có thể thể hiện tình yêu bằng một món quà. Khi bạn tặng quà, họ hiểu rằng bạn
quan tâm đến họ đủ nhiều để nghĩ đến họ, chọn món gì đó và mang tặng họ.
Bạn
có thể thể hiện tình yêu bằng cách dành thời gian chất lượng bên họ, với sự chú
tâm trọn vẹn, nhìn vào họ, cố gắng thấu hiểu họ, cố gắng kết nối với họ.
Bạn
có thể thể hiện tình yêu bằng cách phục vụ họ, như giúp rửa chén, giúp họ hoàn
thành một dự án, hay giúp họ khi họ chuyển nhà.
Bạn
có thể thể hiện tình yêu bằng cách thể hiện sự trân trọng, đưa ra một lời khẳng
định, hay một lời khen ngợi.
Có
rất nhiều cách để bạn thể hiện tình yêu với ai đó. Một trong những lý do chính
khiến chúng ta trải qua sự thiếu thốn tình cảm trong thời thơ ấu và trong các mối
quan hệ hiện tại là vì chúng ta quá hạn chế trong việc thể hiện tình yêu. Chúng
ta keo kiệt với tình yêu của mình, không thể hiện một cách rõ ràng và không
trao nó cho người khác. Bằng cách thể hiện tình yêu của mình một cách công khai
và chủ động trao gửi tình yêu ấy cho người khác, chúng ta giúp họ cảm thấy an
toàn về mặt cảm xúc, cảm thấy được yêu thương và trân trọng.
Nhưng
hãy chắc chắn rằng khi bạn thể hiện tình yêu với ai đó, bạn đang làm điều đó vì
những lý do đúng đắn, không phải vì bạn muốn nhận lại điều gì từ họ.
Số
2: Đừng bao giờ phớt lờ sự hiện diện của họ.
Rất
ít điều có thể khiến người khác tổn thương về mặt cảm xúc hơn là bị đối xử như
thể họ không tồn tại. Ngay cả khi bạn đang tức giận, điều đó không phải là lý
do để lạnh nhạt với người yêu thương bạn.
Số
3: Mẹo này gắn liền với điều trên. Đừng rút lui về mặt thể chất hay cảm xúc, đặc
biệt là trong lúc xung đột. Những người sợ sự thân mật và kết nối, và do đó
cũng sợ sự tổn thương, thường đối phó với những cảm xúc ấy bằng cách trở thành
một “hòn đảo biệt lập”. Họ trở nên không hiện diện về mặt cảm xúc và ngắt kết nối
như một cách phòng vệ. Rút lui trong một mối quan hệ chính là hành vi “ly hôn cảm
xúc”, và triệu chứng số một là: không còn giao tiếp.
Số
4: Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp!
Khi
bạn đã cam kết với một mối quan hệ, bạn đã cam kết với việc giao tiếp. Dù bạn
có nói ra hay không, bạn vẫn đang giao tiế,vì phần lớn giao tiếp diễn ra qua
ngôn ngữ cơ thể. Giao tiếp là một phần rất lớn trong sự kết nối. Đừng kìm nén cảm
xúc của bạn hay cố gắng tránh né, phủ nhận, gạt bỏ hoặc làm tê liệt chúng bằng
sự xao nhãng. Hãy sẵn lòng thừa nhận cảm xúc của mình và truyền đạt chúng một
cách lành mạnh đến đối phương.
Khi
bạn bối rối không biết làm điều đó như thế nào, một mẹo hữu ích là hãy mang những
suy nghĩ bạn đang có “xuống trái tim” rồi nói ra từ nơi ấy. Kỹ thuật này được gọi
là “Nói từ trái tim”. Khi làm vậy, bạn sẽ dễ dàng cởi mở hơn, dễ tổn thương hơn
(theo cách tích cực), và cũng chân thật hơn, ít phòng thủ và tấn công hơn trong
cách giao tiếp của mình.
Hãy
nói ra cảm xúc bằng lời. Không có gì tệ hơn trong một mối quan hệ bằng việc im
lặng về cảm xúc của mình. Việc không nói ra cảm xúc tạo ra một hố sâu giữa bạn
và đối phương. Họ có thể cảm nhận được khi bạn đang bị tổn thương về mặt cảm
xúc. Nếu bạn không nói, hoặc phủ nhận điều bạn đang cảm thấy trong khi họ có thể
cảm nhận rõ ràng rằng bạn đang bị ảnh hưởng, điều đó khiến họ cảm thấy như thể
họ đang phát điên hoặc bối rối.
Số
5: Nếu bạn đã hứa điều gì, hãy thực hiện điều đó.
Nếu
bạn nói sẽ làm gì đó, hãy làm. Bạn phải giữ lời. Làm khác đi sẽ phá vỡ niềm tin
một cách có hệ thống trong mối quan hệ. Niềm tin là nền tảng rất lớn cho sức khỏe
cảm xúc trong các mối quan hệ.
Hãy
thừa nhận sai lầm và cam kết thay đổi hành vi. Việc xin lỗi hết lần này đến lần
khác mà không thực sự thay đổi hành vi, chỉ gửi đi thông điệp rằng bạn không thực
sự quan tâm đến cảm xúc của người kia, bạn chỉ muốn họ ngừng cằn nhằn… tạm thời.
Điều này cũng phá vỡ lòng tin một cách có hệ thống. Nếu bạn thực sự quan tâm đến
ai đó, bạn phải không chỉ xin lỗi mà còn thực hiện những thay đổi cần thiết để
điều đau đớn đó không lặp lại nữa. Nói như vậy để thấy rằng, một lời xin lỗi
chân thành có thể giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cảm xúc trong mối quan hệ.
Số
6: Hãy xem lại thứ tự ưu tiên trong cuộc sống của bạn.
Bạn
phải biết điều gì là ưu tiên của mình nếu muốn xây dựng một mối quan hệ lành mạnh
về mặt cảm xúc. Nếu bạn muốn mối quan hệ của mình thật sự tốt đẹp, bạn phải đủ
coi trọng nó để đặt nó vào vị trí ưu tiên.
Không
có khái niệm đúng hay sai khi nói về thứ tự ưu tiên. Nhưng nếu công việc hoặc sở
thích của bạn được ưu tiên cao hơn mối quan hệ, thì rất có thể mối quan hệ đó sẽ
chịu thiệt thòi, vì khi phải lựa chọn, bạn sẽ chọn công việc hoặc sở thích. Điều
đó sẽ khiến người kia cảm thấy không được yêu thương, không quan trọng. Nó cũng
khiến họ cảm thấy không an toàn nếu kết nối cảm xúc với bạn.
Khi
bạn đối mặt với mâu thuẫn giữa hai lựa chọn, bạn cần phải ý thức rõ mình đang
ưu tiên điều gì. Trong những mối quan hệ lành mạnh nhất, sức khỏe của mối quan
hệ và cảm xúc của người bạn đời là ưu tiên số một.
Số
7: Hãy động viên họ!
Khi
được động viên, người ta cảm thấy họ không còn cô đơn. Thế giới không còn chống
lại họ nữa, họ có một người bạn đồng hành. Động viên giúp chúng ta cảm thấy có
sự hỗ trợ về mặt cảm xúc. Đó là điều ngược lại với chỉ trích và làm nản lòng.
Nó nâng đỡ người khác thay vì kéo họ xuống. Nó cũng khiến người ta cảm thấy an
toàn về mặt cảm xúc để chia sẻ ước mơ và khát vọng của họ với ta.
Số
8: Hãy thể hiện rõ mong muốn, nhu cầu và kỳ vọng của bạn trong mối quan hệ.
Đây
là việc liên quan đến ranh giới lành mạnh. Để hiểu rõ hơn về ranh giới lành mạnh,
bạn có thể tìm video trên YouTube của tôi có tựa: “(Ranh giới cá nhân và Sự thống
nhất - Cách phát triển ranh giới lành mạnh) (Teal Swan Transcripts 097)".
Việc
bắt người khác phải đoán xem bạn cần gì và muốn gì là không công bằng. Cũng
không công bằng khi bạn mong họ tự biết điều bạn kỳ vọng mà không hề nói ra hay
được họ đồng ý. Đồng thời, cũng quan trọng không kém là bạn phải dành thời gian
tìm hiểu mong muốn, nhu cầu và kỳ vọng của đối phương. Hãy yêu cầu những gì bạn
cần, và khuyến khích họ làm điều tương tự. Và nếu như những điều họ cần và muốn
không xung đột với nhu cầu và mong muốn của bạn, thì hãy đáp ứng điều đó cho họ.
Số
9: Hãy cười và chơi đùa cùng nhau.
Đây
là điều mà phần lớn các mối quan hệ hiện đại không ưu tiên đủ. Niềm vui, tiếng
cười và sự vui chơi có khả năng kết nối con người mạnh mẽ, tương tự như việc
cùng nhau vượt qua gian khổ. Với những ai đang yêu, điều này cũng có thể là một
chất xúc tác tình dục đầy mạnh mẽ. Hãy ưu tiên làm những điều cùng nhau mà cả
hai thấy vui vẻ và hào hứng. Nó cũng giúp đảm bảo rằng, xung đột và căng thẳng
không trở thành tông nền thường trực trong mối quan hệ.
Số
10: Hãy trở thành chuyên gia về người bạn đang gắn bó.
Hãy
tìm hiểu mọi thứ bạn có thể về họ, miễn là bạn làm điều đó vì tình yêu. Đó là cốt
lõi của sự thân mật. Bạn càng hiểu rõ mong muốn, nhu cầu và cảm xúc của một người,
mối quan hệ của bạn với họ càng sâu sắc. Trở thành “chuyên gia” về người ấy
giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp trong cách tương tác, từ đó xây dựng một
môi trường cảm xúc lành mạnh và hỗ trợ. Nó cũng giúp bạn yêu họ theo đúng cách
họ cảm thấy được yêu thương nhất.
Và
giống như mọi thứ, chúng ta cần áp dụng tất cả những mẹo này với chính bản thân
mình. Mối quan hệ duy nhất mà bạn không thể chấm dứt (trừ khi chết đi), là mối
quan hệ giữa bạn với chính mình. Điều đó có nghĩa là bạn phải biết mình muốn
gì, mình cần gì, kỳ vọng của mình là gì; bạn phải xác nhận cảm xúc của mình, thừa
nhận chúng, không còn gạt bỏ hay chối bỏ chúng. Đó là cách để xây dựng một mối
quan hệ cảm xúc lành mạnh với chính bản thân, mà cũng là cốt lõi của mối quan hệ
bạn cùng bản thân.
Đừng
bao giờ cảm thấy xấu hổ vì cảm xúc của mình. Cảm xúc của bạn là hợp lý. Nếu bạn
đang cảm thấy một điều gì đó, thì luôn luôn có một lý do chính đáng cho cảm xúc
đó. Vậy nên đừng để ai nói với bạn rằng bạn nên hay không nên cảm thấy thế nào.
Bạn
xứng đáng có một mối quan hệ nơi cảm xúc được trân trọng. Và cách tốt nhất để bước
vào mối quan hệ đó là: quyết định rằng cảm xúc của bạn có ý nghĩ đối với chính
bạn.
Chúc
bạn một tuần thật tốt đẹp.
Link
gốc của bài viết
https://www.youtube.com/watch?v=wMC7ULTSPEE
Theo dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.