Teal Swan Transcripts 140
Làm Việc Với Bóng Tối và Tập Trung Tích
Cực
06-09-2014
Xin chào tất cả
mọi người. Gần đây tôi nhận ra rằng có một số sự nhầm lẫn xoay quanh chủ đề “Công
Việc Với Bóng Tối” (Shadow Work). Đặc biệt là sự nhầm lẫn về việc nó liên quan
như thế nào đến Luật Hấp Dẫn. Vì lý do đó, tôi sẽ thực hiện tập này để nói về Công
Việc Với Bóng Tối.
Trước tiên, để
hiểu về Shadow Work, chúng ta phải hiểu “Cái Bóng” (Shadow) của con người là
gì. Trước khi bạn bước vào cuộc đời này, cái tôi của bạn (hay nói hoa mỹ hơn là
bản ngã – tức là “bản sắc”) là Một, là sự Thống Nhất. Nó trọn vẹn. Nhưng khi bạn
đến với thế giới này và bắt đầu được “xã hội hóa”, bạn bắt đầu đối mặt với những
khái niệm về Tốt & Xấu, Đúng & Sai, Có thể chấp nhận & Không thể chấp
nhận.
Bạn dần nhận ra
rằng, những điều được xem là “tốt” thì đem lại phần thưởng và tình yêu, trong
khi những điều được xem là “xấu” thì đem lại sự trừng phạt và bị bỏ rơi. Vì điều
đó, bạn tách ý thức của mình từ Một thành Hai. Bản ngã, về cơ bản, phát triển một
“mặt trái”. Giống như đồng xu có hai mặt, bản ngã cũng bao gồm ý thức và vô thức
của cái bản sắc duy nhất mà bạn gọi bằng tên của mình.
Những gì ta dồn
xuống tiềm thức, về bản chất, là tất cả những gì ta chối bỏ về bản thân. Đó là
phần “không thể chấp nhận” trong bản thể của chúng ta. Và phần lớn điều đó sẽ
được định hình bởi gia đình mà bạn lớn lên, xã hội mà bạn trưởng thành.
Chúng ta đều biết
rằng những nhóm người khác nhau không đồng thuận với nhau. Nhưng ngay khi bạn
cho rằng điều gì đó là “không mong muốn” hay “xấu xa”, bạn đã có lý do để kìm
nén nó, phớt lờ nó, chối bỏ nó, và đó chính là lý do nó trở thành vô thức. Bạn
không còn nhận biết nó nữa. Đó, về cơ bản, là một kỹ năng sinh tồn. Ta có thể gọi
phần tiềm thức này là “Cái Bóng”, vì ta không nhìn thấy nó rõ ràng và vì thế
không ý thức được về nó. Ngược lại, phần ý thức là “Ánh Sáng”, vì ta thấy rõ
nó, và vì thế ta nhận biết được.
Sự chia rẽ và
phân tách không phải là trạng thái tự nhiên của bất kỳ điều gì. Hợp nhất và
toàn vẹn mới là trạng thái tự nhiên. Vì vậy, tiềm thức của bạn sẽ liên tục cố gắng
khiến bạn chú ý đến nó, hướng sự quan tâm vào nó và hợp nhất nó. Chúng ta có thể
thấy điều đó rất rõ trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi ta bị kích hoạt bởi một
tình huống nào đó.
Ví dụ: Giả sử bạn
đời của bạn đến trễ. Lúc đó, bạn bùng nổ, bật khóc, hoảng loạn cả tiếng đồng hồ,
phản ứng thái quá với tình huống tưởng chừng đơn giản. Nhưng thật ra, đó chính
là Cái Bóng đang phản chiếu vào Thực Tại, vì nó muốn được hợp nhất. Nó muốn bạn
nhận thức được nó.
Làm việc với
bóng tối không gì khác hơn là quá trình biến điều vô thức thành có ý thức, và
biến điều không thể chấp nhận trở nên có thể chấp nhận. Và việc hợp nhất phần
“vô thức” sẽ dẫn đến sự Nhận Biết trọn vẹn và toàn diện.
Dù vậy, Shadow
Work vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Một số giáo viên tâm linh, huấn luyện
viên phát triển bản thân và nhà tâm lý học rất yêu thích việc này, trong khi những
người khác lại nghĩ rằng đó là điều hoàn toàn không nên làm. Ngay cả những người
dẫn kênh thông điệp tâm linh cũng không đồng thuận về ý tưởng này.
Những lập luận
phản đối Shadow Work thường đi theo hướng như sau: “Nếu bạn tập trung vào bóng
tối, bạn sẽ chỉ nhận lại thêm nhiều bóng tối.” Hoặc: “Nếu bạn cứ tập trung vào
việc dọn sạch tiềm thức, bạn sẽ chỉ phát hiện ra ngày càng nhiều thứ cần phải dọn
sạch.”
Những quan điểm
kiểu này bắt nguồn từ sự hiểu biết rất hạn chế về ý thức, sự kháng cự và Luật Hấp
Dẫn.
Nếu đúng là việc
chỉ tập trung tích cực sẽ tạo ra một con người tích cực hoàn toàn, và một trường
năng lượng rung động tích cực hoàn toàn, thì người nào đang tập trung vào điều
tích cực lúc đó sẽ phải có một trường năng lượng rõ ràng, trong sáng và thuần
khiết.
Nhưng thực tế
không phải vậy. Thực tế là ngay cả người đang tập trung vào điều tích cực, ví dụ
như một chú chó con, vẫn có những vết rách, vết xé và dấu ấn trong trường năng
lượng cảm xúc của họ. Điều đó có nghĩa là, chỉ vì bạn đang tập trung tích cực
vào một điều gì đó, một ngày nào đó, hoặc thậm chí là hầu hết thời gian, điều
đó vẫn không xóa bỏ được những dấu ấn tiềm thức vốn vẫn đang tồn tại, bất kể bạn
tích cực bao nhiêu.
Khi ta trải qua
một điều gì đó gây chấn thương về mặt cảm xúc, nó hoạt động y hệt như tổn
thương vật lý.
Ví dụ cực đoan:
Nếu bạn bị tai nạn xe trực diện và gãy xương hở, thì đối với người bình thường
(không có khả năng bẻ cong hiện thực thời-gian), không có lượng tập trung tích
cực nào có thể khiến xương tự lành lại. Và nếu bạn bắt đầu tập trung tích cực,
rất có thể điều đó chỉ sẽ dẫn bạn đến một bác sĩ, người có thể nắn lại xương
cho bạn. Và đó không phải là một quá trình dễ chịu.
Đó là một quá
trình đòi hỏi bạn phải thừa nhận rằng xương đã gãy, nắn lại xương, bó bột, và cố
ý tập trung vào việc tạo ra trạng thái chữa lành cho chấn thương ấy. Nếu bạn bị
gãy xương, mà lại cố gắng đánh lạc hướng mình khỏi điều đó bằng những suy nghĩ
tích cực, thì bạn đang rơi vào cuộc giằng co tâm trí và cảm xúc giữa phần nhận
thức được rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được chú ý, và phần không muốn
thừa nhận sự thật đó.
Vì sao chúng ta
lại cố tập trung tích cực trong tình huống bị gãy xương? - Để tránh đối mặt với
việc bị gãy xương!
Có một sự khác
biệt rất lớn giữa việc tập trung tích cực vì mục đích tích cực, và tập trung
tích cực để trốn tránh, phớt lờ hoặc né tránh điều tiêu cực.
Kết quả của việc
cố gắng trốn tránh, né tránh hoặc phủ nhận chấn thương là gì? - Nó trở nên trầm
trọng hơn. Ta trở nên tàn phế, nếu còn sống sót.
Tóm lại: Khi ta
cố gắng né tránh điều gì đó, chính điều đó sẽ trở nên tồi tệ hơn. Và những điều
ta cố né tránh lại chính là nội dung cốt lõi của Cái Bóng con người.
Điều này cũng
tương tự trên phương diện cảm xúc. Nếu bạn đã từng bị tổn thương cảm xúc và bạn
cố phớt lờ, chối bỏ hay kìm nén nó, cùng với những cảm xúc nó mang lại, thì điều
duy nhất xảy ra là: nó thối rữa bên trong bạn. Và khả năng cao là, nếu bạn cố tập
trung tích cực vào điều gì đó trong khi đang cố đè nén cảm xúc, bạn sẽ được dẫn
đến một người có khả năng giúp bạn hợp nhất phần bóng tối đó.
Khi ta kháng cự
việc làm việc với cái bóng, là vì ta đang cố tránh né điều gì đó. Khi bạn nhận
ra mình đang dùng sự tập trung tích cực để né tránh một điều gì đó khiến bạn thấy
tiêu cực, thì đã đến lúc bạn cần buông bỏ sự kháng cự với điều đó. Để buông bỏ
sự kháng cự, bạn phải quay mặt về phía điều đó, thay vì quay lưng lại với nó. Vì
việc quay lưng lại chính là hành động xuất phát từ trạng thái kháng cự.
Khi tôi nói: “Đừng
nghĩ về trái chanh”, bạn liền nghĩ tới trái chanh. Đây chính xác là những gì
chúng ta đang làm ở cấp độ tiềm thức khi cố dùng sự tập trung tích cực để né
tránh suy nghĩ về điều mà ta không muốn đối mặt.
Nó giống như
đang nói:
“Đừng thừa nhận
cảm xúc của bạn.”
“Đừng thừa nhận
cảm xúc của bạn.”
“Đừng nghĩ về cảm
xúc của bạn.”
“Đừng nghĩ về cảm
xúc của bạn.”
Tất cả những gì
bạn làm chỉ là tiếp tục nuôi dưỡng cảm xúc ấy, và nó sẽ ngày càng mạnh lên, mạnh
đến mức buộc bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc: đối diện với nó.
Chúng ta vốn đã
có sẵn sự kháng cự với các khía cạnh bóng tối bên trong mình. Đó là lý do vì
sao chúng trở thành cái bóng, hay phần tiềm thức ngay từ đầu. Vậy ta cần làm gì
khi đang kháng cự điều gì đó? - Buông bỏ kháng cự đối với chính điều đó.
Nhưng nếu ta cố
chấp tập trung tích cực và tìm cách phớt lờ, né tránh cái bóng, ta chỉ đang
kháng cự nó thêm.
Bởi vì khi ta cố
tránh né, về bản chất, ta vẫn đang tập trung vào nó và gửi năng lượng cho nó,
mà thậm chí không nhận ra mình đang làm vậy.
Một ví dụ điển
hình là Jerry Hicks, người mà tôi rất yêu quý. Ông nổi tiếng với việc hỗ trợ
truyền tải các bài giảng của “Abraham”. Vợ ông, Esther, là người kênh thông điệp
từ Abraham.
Thế rồi, ông bị
ung thư. Điều này đã gây ra một làn sóng chấn động trong cộng đồng Abraham. Tại
sao? - Vì đây là một người đang rao giảng rằng tập trung tích cực sẽ khiến bạn
không còn đồng điệu với bệnh tật, và chính ông lại mắc ung thư.
Cần hiểu rằng: Ung
thư luôn là căn bệnh của “Những điều chưa hoàn tất.”
Nếu bạn nhìn vào
quá khứ của ông ấy, lớn lên trong cảnh nghèo khó cùng với việc liên tục bị dập
tắt những ý tưởng táo bạo của mình, điều đó đã tạo nên một dấu ấn chấn thương
trong con người ông ấy, và dấu ấn đó đã phản chiếu ra thực tại của ông. Nhưng
theo những gì mà Abraham dạy, mỗi lần phần bóng tối đó ngóc đầu dậy, điều ông ấy
làm là cố gắng tập trung vào điều khác, cố gắng né tránh cảm xúc tiêu cực bằng
cách tập trung vào điều gì đó tích cực hơn. Và vì vậy, rung động đó không còn
cách nào khác ngoài việc ngày càng trở nên lớn hơn, mạnh mẽ hơn, cho đến khi cuối
cùng ông ấy qua đời vì căn bệnh ung thư đó.
Đây không phải
là câu chuyện hiếm gặp. Diễn biến phổ biến nhất khi chúng ta liên tục phớt lờ
hoặc chối bỏ những điều đang thực sự diễn ra trong nội tâm (dù là những điều ta
không mong muốn), là chúng sẽ biểu hiện thành bệnh tật hoặc một vấn đề thể chất
khác mà ta không thể tiếp tục phớt lờ được nữa.
Chúng ta không
chỉ chối bỏ và đè nén những điều “xấu” không thể chấp nhận được vào tiềm thức,
mà ta còn xua đuổi cả những điều “tốt” không thể chấp nhận được. Sự tôn sùng thực
chất chỉ là sự phóng chiếu những phẩm chất tích cực bị đè nén trong một người
này lên người khác, để từ đó họ có thể ngưỡng mộ sự phản chiếu thay vì ngưỡng mộ
chính bản thân mình.
Tuy nhiên, trong
video này, tôi sẽ chủ yếu tập trung vào những khía cạnh tiêu cực, không mong muốn
của bản thân mà ta đã xua đuổi xuống tiềm thức. Khi nói đến những phần bị đè
nén trong tâm lý của chúng ta, những điều ta không muốn thừa nhận, bước tiếp
theo để nâng cao tần số rung động không phải là tìm một suy nghĩ tích cực hơn,
mà là trở nên nhận thức. Nhận thức chính là bước tiếp theo hợp lý. Hãy tưởng tượng
như bạn đang rọi đèn pin vào một căn tủ tối om để lần đầu tiên thấy rõ bên trong
có gì.
Nhận thức, tự nó
thôi, sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhõm to lớn. Nó khiến bạn cảm thấy chân thật và
có sự kết nối sâu sắc với chính mình. Chúng ta sợ phần Bóng Tối của mình, đó là
lý do vì sao ta chống lại nó. Nhưng khi bạn bắt đầu nhận ra nó, bạn sẽ hiểu được
nó. Và hiểu biết chính là cách mạnh mẽ nhất để làm giảm nỗi sợ.
Tập trung tích cực
có tác dụng. Hết chuyện!
Nhưng có một điều
kiện cực kỳ quan trọng kèm theo quy luật này. Có một ngoại lệ lớn: Tập trung
tích cực có hiệu quả với mọi thứ, ngoại trừ những điều bạn đang cố gắng dùng nó
để né tránh.
Nói cách khác: Tập
trung tích cực có tác dụng với mọi thứ, trừ khi nó được dùng như một công cụ để
duy trì sự kháng cự nội tại.
Nhiều người
trong chúng ta rất hào hứng khi khám phá ra sức mạnh của sự tập trung tích cực,
vì nó giống như một “vé ra tù miễn phí”. Nó như một viên thuốc thần kỳ có thể
giúp ta thoát khỏi tất cả những thứ không mong muốn và khó chịu trong cuộc sống.
Và đáng tiếc
thay, rất nhiều giáo lý cũng cổ vũ ý tưởng này, dùng Luật Hấp Dẫn (hoặc các triết
lý tương tự) để quảng bá rằng: chỉ cần tập trung tích cực là đủ để sống một cuộc
sống hạnh phúc và khỏe mạnh.
Hãy suy ngẫm điều
này: Nếu bạn hào hứng với việc tập trung tích cực vì nó giống như một tấm vé
“thoát khổ”, điều đó có nghĩa là bạn đang có những điều rất lớn mà bạn đang cố
né tránh. Mà nếu có những điều lớn bạn đang né tránh, thì dù bạn có thích hay
không (và dù bạn có ý thức hay không), một phần lớn trong ý thức của bạn đang bị
ràng buộc bởi các chấn thương trong quá khứ. Ta giống như những người què quặt
về mặt cảm xúc, một phần trong ta biết rõ mình đang bị tổn thương, còn phần
khác thì không muốn thừa nhận điều đó. Ta thích tin rằng nếu mình cứ nghĩ tích
cực đủ nhiều, mình sẽ được “vá lại” một cách kỳ diệu.
Luật Hấp Dẫn,
nói một cách đơn giản, là luật phản chiếu. Điều đó có nghĩa là mọi rung động tồn
tại trong con người bạn đang được phản chiếu chính xác bằng những rung động
tương ứng trong thế giới bên ngoài.
Dù bạn có thích
hay không, thì những phần Bóng Tối bên trong bạn vẫn là điểm hấp dẫn. Vì chúng
vẫn là một phần của bạn, nên chúng vẫn đang thu hút các tín hiệu, rung động, và
trải nghiệm tương ứng vào thực tại của bạn. Những phần Bóng Tối này cần được hợp
nhất để chúng ngừng trở thành điểm hấp dẫn.
Tôi thường dùng
ví dụ về nút chỉnh sóng radio để nói về Luật Hấp Dẫn. Ý tôi là: nếu bạn lên xe
buổi sáng và chỉnh đài về 98.2 FM, bạn sẽ nhận tín hiệu phát ra ở tần số đó. Về
mặt thực tế, điều này nghĩa là khi bạn chỉnh tần số của mình về “niềm vui”, bạn
sẽ đón nhận những trải nghiệm trong thực tại khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn.
Nhưng ví dụ này
chỉ đúng nếu bạn nghĩ mình chỉ có một nút chỉnh duy nhất. Thực tế thì bạn giống
như một bảng điều khiển với rất nhiều nút chỉnh sóng khác nhau. Các tín hiệu mà
những nút chỉnh sóng này tiếp nhận sẽ tạo thành một tần số tổng thể gọi là “bạn”.
Nhưng bạn lại có một nút chỉnh khác nhau với từng chủ đề trong cuộc sống. Nút
chỉnh của tôi về các mối quan hệ có thể đang ở tần số “tuyệt vọng”, nên tôi sẽ
đón nhận những mối quan hệ khiến tôi tuyệt vọng. Trong khi đó, nút chỉnh về sự
nghiệp của tôi có thể ở tần số “phấn khích”, và tôi sẽ có những cơ hội nghề
nghiệp khiến tôi hào hứng và yêu công việc.
Nếu bạn cải thiện
được tần số của chỉ một trong những nút chỉnh này, tổng thể rung động của “bạn”
cũng sẽ tăng lên. Nhưng nếu nói rằng việc chỉnh một nút sẽ khiến tất cả các nút
khác cũng tự động được chỉnh theo là không đúng. Dù bạn có tập trung tích cực
vào sự nghiệp, cơ thể hay bạn bè mình đến đâu, bạn vẫn có thể giữ một rung động
rất tệ về tình yêu, và khi đó, các mối quan hệ lãng mạn vẫn sẽ đầy khó chịu với
bạn. Rồi bạn sẽ tin rằng tập trung tích cực “không hiệu quả”.
Tôi nghĩ điều
khiến người ta ngại làm việc với Bóng Tối nhất, là vì họ tin rằng: “Tập trung tạo
ra thực tại”, nên nếu mình tập trung vào bóng tối, thì bóng tối sẽ mãi mãi xuất
hiện. Nhưng một lần nữa, niềm tin này là sai.
Nếu ta thừa nhận
rằng mỗi con người sinh ra đều là năng lượng nguồn tinh khiết, là ý thức hợp nhất
thuần khiết, thì bạn có thể tưởng tượng rằng ý thức đó như ánh sáng mặt trời.
Khi một người phát triển và trải qua những chấn thương, họ không “thu nhận thêm
bóng tối”. Ánh sáng không hề biến mất, chỉ là nó bị che khuất. Khi bạn làm việc
với bóng tối, bạn sẽ nhận ra như thể bạn vừa lau sạch lớp bụi mờ trên cửa sổ. Bạn
không cần phải tạo ra thêm ánh sáng, mà ánh sáng sẽ tự tràn vào vì bạn đã dọn
đi những gì đang che nó lại.
Bạn cũng có thể
tưởng tượng các phần bóng tối trong tiềm thức như những cái neo. Nếu bạn quay lại
nhìn chúng (tức là bơi xuống), và gỡ mình ra khỏi cái neo đó, bạn không cần phải
vùng vẫy bơi lên mặt nước. Nếu bạn để mọi thứ diễn ra tự nhiên, bạn sẽ tự nổi
lên, vì đó là trạng thái tự nhiên nhất của bạn.
Rung động của bạn
cũng như vậy khi bạn làm việc với bóng tối, nó tự động tăng lên, vì những gì
đang kéo bạn xuống đã được hòa nhập. Chúng không còn đè nặng rung động của bạn
nữa.
Nói rằng “làm việc
với bóng tối sẽ khiến bạn phải làm mãi không hết” cũng giống như nói “ngồi rửa
bát thì bát sẽ không bao giờ hết”, điều đó rõ ràng là không đúng. Sẽ đến lúc bồn
rửa sạch hoàn toàn. Những người đã dành thời gian thực hành tâm linh của họ để
làm việc với bóng tối sẽ cho bạn biết bằng trải nghiệm rằng: càng làm bóng tối
nhiều, thì sẽ càng ít việc phải làm, vì ngày càng có nhiều phần trong tiềm thức
của bạn được hòa nhập.
Nhưng vẫn có một
ngoại lệ. Có lý do vì sao một số người lại cảm thấy như thể sự thật là ngược lại
hoàn toàn. Đó là vì họ đã bước vào trạng thái tôi gọi là “thanh tẩy cảm xúc” hoặc
“khủng hoảng chữa lành”. Nếu lúc nhỏ (đặc biệt là trong tuổi thơ), bạn bị coi
là “không thể chấp nhận được”, thì rất nhiều phần trong bạn đã bị đẩy vào tiềm
thức. Bạn đã chối bỏ bản thân nhiều hơn người khác. Vì vậy, cái “tủ đồ” của bạn,
hay đúng hơn là những “bộ xương trong tủ”, đang làm tủ bạn bung ra từng mảnh.
Khi bạn bắt đầu
làm việc với bóng tối, nó sẽ giống như bạn vừa mở chiếc hộp Pandora. Bạn sẽ bị
cuốn vào một làn sóng cảm xúc. Nó sẽ giống như một cơn cúm năng lượng hay cảm
xúc. Bạn sẽ cảm thấy như khi bị cúm thực sự, đầu óc lảo đảo, buồn nôn, và không
thể ngừng nôn mửa. Lúc này, bạn rất dễ lầm tưởng rằng cuộc đời mình tệ hơn đi kể
từ khi bắt đầu làm việc với bóng tối. Nhưng đó là một cuộc thanh lọc. Đó là một
quá trình giải độc.
Trớ trêu thay,
đây chính là lúc mà phần lớn mọi người bỏ cuộc, và quay trở lại con đường cũ.
Trong khi thật ra, họ đang đi qua “lỗ kim”, và nếu họ tiếp tục tiến bước thay
vì quay đầu, họ sẽ đạt tới trạng thái hợp nhất, nếu không muốn nói là giác ngộ.
Họ sẽ được trải nghiệm tự do, toàn vẹn và bình an lần đầu tiên trong đời.
Tại sao việc
quay lại và đối mặt với nỗi sợ lại quan trọng? - Vì khi bạn đối mặt với nó, nó
không còn nắm quyền lực trên bạn nữa. Bạn không còn kháng cự điều không mong muốn
bằng cách chạy trốn nó. Thay vào đó, bạn bước vào trạng thái cho phép, bằng
cách chấp nhận nó. Và khi làm điều đó, nó không thể làm tổn thương hay ám ảnh bạn
nữa.
Giống như một
bóng ma, phần Bóng Tối của bạn sẽ đi theo và ám bạn tới tận cùng thế giới, nài
nỉ bạn rọi ánh sáng của ý thức về phía nó. Và việc tập trung vào Bóng Tối không
tạo ra thêm bóng tối. Vì Bóng Tối được chiếu sáng bởi ý thức sẽ không còn là
“Bóng Tối” nữa.
Chúc bạn có một
tuần bình an.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=YUfEA4yVMMk
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.