Teal Swan Transcripts 141
Tâm Linh 3.0 (Con Đường Của Sự Lựa Chọn)
13-09-2014
Chào các bạn...
Những cuộc tranh luận tâm linh thường xuyên bị thu hẹp lại thành tranh luận về
ngữ nghĩa. Nhưng để phục vụ cho tập hôm nay, tôi sẽ "chơi đùa" với ngữ
nghĩa một chút, để giúp bạn hiểu được một điều vốn dĩ chỉ có thể thực sự cảm nhận
qua trực giác.
Hàng ngàn năm
trước, người ta nói rằng: “Dục vọng là cội nguồn của
khổ đau”... Điều này có đúng không? - Không. Thực ra, điều đó không đúng. Từ gốc
được dùng là “Taṇhā”. Nếu dịch sát nghĩa, từ “Taṇhā” có nghĩa là “Thèm khát”.
Vậy sự khác biệt
giữa “khát khao” (thèm khát) và “ham muốn”(dục vọng) là gì? - Là rất lớn! “khát khao” và “ham muốn”
là hai mặt đối lập của cùng một đồng xu. “Khát khao” là mặt bóng tối của “ham muốn”.
Nói cách khác, hãy tưởng tượng “sự lựa chọn” như một đồng xu hai mặt. Một mặt
là Ham muốn, mặt còn lại là Khát khao. “Khát khao” là phần bóng tối của dục vọng
trên đồng xu mang tên “Lựa chọn” này. “Khát khao” ngụ ý rằng có một sự thiếu thốn
trước tiên, và chính sự thiếu thốn đó mới là điều thúc đẩy sự thèm muốn mà ta gọi
là “ham muốn”. “Khát khao” là sự bám chấp.
Bám chấp là sự thèm
khát một điều gì đó, vốn được thúc đẩy bởi sự tránh né một điều gì khác. Vì vậy,
gốc rễ của khổ đau chính là trạng thái luôn vận động, luôn chạy theo thứ gì đó,
bởi vì ta quá nhận thức được sự thiếu vắng của nó. Sự bám chấp, vốn là sản phẩm
phụ của “khát khao”, thực chất không khác gì một sự nghiện ngập. Đó là khao
khát tuyệt vọng một thứ gì đó, vì có điều gì khác mà ta đang cố né tránh. Có sự
khác biệt giữa “khát khao” và “ham muốn”. “Khát khao” là khía cạnh bóng tối của
“ham muốn”.
Nó luôn là sản
phẩm phụ của việc cảm nhận sự thiếu thốn nào đó. Ham muốn không phải là điều xấu.
Thực tế, bạn không thể trốn thoát khỏi ham muốn trong kiếp sống này, dù bạn có
muốn. Và nếu bạn thực sự hiểu nó là gì, bạn cũng sẽ không muốn chạy trốn. Tuy
nhiên, bạn có thể chuyển hóa nó, bạn có thể nâng nó lên.
Ham muốn thuần
khiết giống như một lời “Đồng ý!” với trải nghiệm, không hơn, không kém. Đó là
tiếng “Đồng ý” xuất hiện sau khi bạn đã chọn lựa từ sự Tương Phản, nhưng không
phải là hệ quả của một tiếng “Không”. Nói cách khác, đó là sự “Đồng ý” với trải
nghiệm (hoặc lựa chọn một trải nghiệm), mà không được thúc đẩy bởi sự chối bỏ
hay tránh né, do đó, nó không mang hình thức của sự bám chấp. Ham muốn thuần
khiết không mang sự kháng cự. Nó là công cụ của Bản Ngã. Nó hỗ trợ cho Sự Mở Rộng,
Nhận Thức Bản Thân, và Tự Thức Tỉnh. Ngược lại, thèm khát là công cụ của cái
tôi (Ego).
Bạn sẵn sàng đón
nhận một cú tát thức tỉnh chưa? “Bản ngã” thậm chí
không phải là từ mà Đức Phật từng biết! Nếu bạn nói từ “Bản ngã” với Đức Phật,
Ngài sẽ hoàn toàn bối rối vì không hiểu bạn đang nói gì. Thực ra, đó là một thuật
ngữ của Freud, sau đó được đưa vào trong giới Phật giáo và gán cho những lời dạy
của Đức Phật.
Đó đơn giản chỉ
là cách diễn đạt tốt nhất mà ta có thể nghĩ ra để mô tả sự khác biệt giữa góc
nhìn giác ngộ, nơi không có cái tôi tách biệt, và góc nhìn vô minh, nơi tồn tại
một cảm giác cái tôi tách biệt. Về sau, Jung gọi điều này là “khía cạnh bóng tối”,
tức là sự đối lập giữa ý thức và vô thức. Khi Đức Phật mô tả chính xác kinh
nghiệm giác ngộ của mình, điều Ngài cố gắng giải thích là: Ngài quan sát thấy sự
lưỡng cực nội tại bên trong mình, như Chân lý và Ảo tưởng, Ý thức và Vô thức, Khổ
đau và Hạnh phúc.
Và rằng giác ngộ
vượt lên trên mọi lưỡng cực (và đúng là như vậy). Giác ngộ không phải là hạnh
phúc, cũng không phải là khổ đau, đó là sự giải thoát khỏi lưỡng cực. Cho đến
giờ phút này, mọi chuyển động trong vũ trụ đều xảy ra bởi vì ai đó muốn tiến về
phía một điều gì đó, vì họ đang muốn tránh khỏi một điều gì đó khác. Họ muốn đi
về phía điều họ mong muốn, vì họ đang tránh xa điều họ không mong muốn. Nỗi đau
này là điều kiện muôn thuở. Cho đến khi nó không còn là điều kiện nữa.
Khi bạn sống cuộc
đời của mình bằng cách luôn chạy khỏi cái tiêu cực để hướng tới cái tích cực, bạn
sẽ luôn trong trạng thái chuyển động. Bạn sẽ không bao giờ thực sự dừng lại để
“ngửi mùi hoa hồng” trong khoảnh khắc hiện tại, nếu nói ẩn dụ. Mọi quyết định của
bạn đều được tạo ra bởi nỗi đau. Mọi quyết định là kết quả của việc cố gắng né
tránh khổ đau.
Hãy tưởng tượng
một cuộc sống nơi bạn không còn gì muốn né tránh... Cuộc sống khi đó được sống vì
niềm vui, trong sự không kháng cự hoàn toàn với nỗi đau. Để chấm dứt hành trình
đầy nước mắt này, chấm dứt sự chuyển động liên tục giữa “tránh né & khao
khát”... sự chuyển động từ “chối bỏ” sang “thèm muốn” (mà thực chất chính là
toàn bộ bản chất của sự bám chấp), chúng ta quay lại đối diện với điều mà ta chối
bỏ. Chúng ta ngồi cùng với nó trọn vẹn, ôm lấy nó. Chúng ta vô điều kiện với nó,
bởi vì ta để cho nó biết rằng ta sẵn sàng trải nghiệm nó mà không cần nó phải
thay đổi. Chúng ta được giải thoát nhờ vào sự sẵn sàng mang ánh sáng của ý thức
vào bóng tối nơi vắng mặt ý thức. Chúng ta không còn kháng cự lại với sự kháng
cự của chính mình, nên nó không còn kiểm soát ta nữa. Dục vọng được chuyển hóa
vì nó đã được giải thoát khỏi bóng tối của nó.
Và khi không còn
bóng tối, linh hồn không còn nhu cầu tái sinh nữa. Cơn khát muốn tái sinh rời
khỏi linh hồn. Linh hồn giờ đây lựa chọn từ một nơi không bị thúc đẩy bởi sự chối
bỏ hay thèm khát. Quá trình thức tỉnh tâm linh diễn ra qua ba bước rõ rệt. Dĩ
nhiên, có thể trong tương lai sẽ có thêm những bước khác, nhưng để bạn dễ hiểu,
tôi đã đơn giản hóa quá trình thức tỉnh chỉ còn ba bước chính yếu, giống như một
tam vị nhất thể thiêng liêng. Và bây giờ, tôi sẽ giải thích những bước này cho
bạn...
Bước
đầu tiên là "Tâm linh 101": Bạn nhận ra rằng
bạn thực sự có thể tạo ra thực tại của chính mình. Bạn thực sự có thể được tự
do. Bạn có thể chọn hạnh phúc thay vì khổ sở. Và vì vậy, bạn hướng tới hạnh
phúc. Bạn tập trung vào điều tích cực. Bạn làm bất cứ điều gì để nâng cao cảm
giác tốt lành trong cuộc sống. Bạn đang trôi chảy theo hướng của niềm vui. Bạn
cho phép niềm vui của mình tồn tại. Bạn ưu tiên cảm xúc của mình lên trên hết,
cuộc sống của bạn được dâng hiến cho việc “cảm thấy tốt hơn”. Cuối cùng, bạn
cũng để bản thân có được điều mình mong muốn.
Nhưng bạn vẫn muốn
những điều ấy vì bạn đang né tránh những điều khác. Bạn vẫn đang chạy trốn khỏi
cảm giác tồi tệ. Bạn bắt đầu cảm nhận, một cách sâu sắc, rằng đây chỉ là một vòng
lặp vô tận giữa chối bỏ và khao khát, giữa điều không mong muốn và điều mong muốn.
Bất kể bạn có được điều gì, bạn vẫn muốn nhiều hơn. Điều đó không còn làm bạn
thỏa mãn như trước nữa, nên đã đến lúc bước sang bước
thứ hai — "Tâm linh 2.0".
Bước
thứ hai "Tâm linh 2.0": Ở giai đoạn này, bạn nhận ra rằng
mọi chuyển động hướng về dục vọng đều là sự né tránh khỏi một điều không mong
muốn, và điều đó sẽ không bao giờ ngừng đeo bám bạn.
Giống như một
cơn bão hay lốc xoáy, nó sẽ truy đuổi bạn từ nơi này sang nơi khác. Bạn quyết định
rằng câu trả lời là quay về phía điều bạn chối bỏ, và bước thẳng vào trung tâm
cơn bão đó. Thay vì chỉ cho phép cảm xúc tích cực, giờ đây bạn thực hành cả việc
cho phép cảm xúc tiêu cực, để không còn sự kháng cự nào đối với chúng. Bạn đang
hòa nhập và trở nên toàn vẹn. Vô thức đang trở thành ý thức. Sự thèm khát đang
được chuyển hóa thành dục vọng thuần khiết. Bạn đang trở nên toàn vẹn, bởi vì
bóng tối không còn tách biệt khỏi ánh sáng của ý thức nữa.
Thay vì “cảm thấy
tốt hơn”, mục tiêu của bạn giờ là “trở nên giỏi hơn trong việc cảm nhận”. Bạn kết
thúc ở hiện tại, không còn né tránh, và vì thế cũng không còn khát khao. Bạn không
còn đi đâu cả, 1uá khứ không còn thúc đẩy bạn chạy tới tương lai, bạn hoàn toàn
ở trong khoảnh khắc hiện tại, và rồi, bạn sẵn sàng cho "Tâm linh 3.0".
Trong
Tâm linh 3.0: bạn có thể chọn tạo ra thực tại của mình một cách
có chủ đích thông qua ham muốn. Nhưng lần này, ham muốn ấy không còn bị thúc đẩy
bởi sự chối bỏ hay thèm khát.
Vì vậy, Tâm linh
3.0 là cảnh giới của Sự Lựa Chọn. Thay vì khát khao, chúng ta nhận ra bản chất
sáng tạo vô hạn của mình và lựa chọn, chọn giàu có hay không, không phải từ nơi
của nỗi đau. Nói cách khác, “Tôi không muốn có tiền vì tôi nghèo…” mà là “Tôi
muốn nó vì tôi tò mò với góc nhìn ấy”, “giống như tôi muốn ăn kem dâu vậy.”
Không phải vì tôi “rất, rất, rất không muốn ăn kem sô-cô-la!” Chính nguồn cảm hứng
là thứ khiến ta tiến về phía điều mà ta chọn lựa. Chúng ta hoàn toàn ở trong Hiện
Tại. Không có quá khứ nào đang chiếu rọi vào hiện tại hay tương lai của ta nữa.
Trạng thái Tâm
Linh 3.0 xuất hiện một cách tự nhiên, là kết quả của việc chiếu Ánh Sáng vào
Bóng Tối.
Ban đầu, bạn ở
trong trạng thái “Vô thức”. Bạn đang ngủ. Và bạn thậm chí không biết mình đang
ngủ. Khi bắt đầu tỉnh thức, bạn bắt đầu nhận ra tính nhị nguyên trong sự tồn tại
của mình. Bạn bắt đầu thấy rằng có thể tồn tại một mặt Ánh Sáng và một mặt Bóng
Tối trong con người bạn. Bạn nhận ra sự khác biệt giữa Tích cực và Tiêu cực. Và
bởi vì bạn nhận thấy rằng phần Bóng Tối trong mình đang tạo ra thực tại mà bạn
đang sống, bạn sẽ làm mọi thứ có thể để bò về phía Ánh Sáng, thoát khỏi cái hố
đen mà bạn đã sống trong đó bấy lâu nay. Đây chính là Tâm Linh 101.
Trong Tâm Linh
2.0, sau khi bạn đã đạt đến trạng thái “Có Ý thức” (khi bạn đã bò ra khỏi cái hố
ấy và bước vào ánh sáng), bạn mang theo ánh sáng của Nhận thức đó và đi xuống
trở lại vào vực sâu của chính Bóng Tối bên trong mình.
Với ánh sáng của
Nhận thức, cái Bóng mà bạn đi vào giờ đây không còn là “bóng” nữa. Và rồi bạn
tiến hóa đến Tâm Linh 3.0... Vô thức trở nên Có ý thức... Nhị nguyên tan biến...
Bạn trở nên Trọn vẹn trong chính bản thân mình... Bạn trải nghiệm được sự Bình
An đích thực – thứ bình an đến từ sự vượt lên trên mọi mặt đối lập.
Bình an không phải
như ta vẫn nghĩ. Nó không chỉ là “sống hòa thuận”, cũng không đơn giản là sự vắng
mặt của chiến tranh. Đó là sự vắng mặt của mâu thuẫn bên trong, và vì vậy cũng
là sự vắng mặt của xung đột bên ngoài. Đó là sự vắng mặt của đối kháng và nhị
nguyên.
Đó chính là điểm
tĩnh lặng nằm ở trung tâm của biểu tượng Vô tận – không còn hai cực đối lập, chỉ
còn một trạng thái Tổng thể hợp nhất. Đó là trạng thái mà ta gọi là Giác ngộ.
Và trạng thái
Giác ngộ không phải là trạng thái “nghỉ hưu”. Nó giống như hệ quả tự nhiên của
quá trình không ngừng trở nên Có ý thức. Khi Vũ trụ (hay Nguồn) trở nên ý thức
hơn về Chính Mình, thì sẽ có nhiều thứ hơn để mà nhận thức. Và vì thế, chúng
ta, những tiểu vũ trụ trong Vũ trụ rộng lớn, cũng phải trở nên ý thức hơn.
Và như vậy, sẽ
luôn có những tầng Giác ngộ sâu sắc hơn để trải nghiệm, ít nhất là cho đến
nay...
Ba Bước của Sự Tỉnh
Thức được thể hiện rõ ràng trong biểu tượng Vô tận. Đó là lý do tôi dùng biểu
tượng này để giải thích tiến trình ba bước của sự Tỉnh Thức cho bạn hôm nay.
Vì cách tôi đặt
tên cho từng bước (để bạn dễ hiểu), chúng ta dễ rơi vào cái bẫy nghĩ rằng bước
sau “cao cấp” hơn bước trước. Nhưng điều quan trọng hơn là bạn hãy nhìn những
bước này như nằm trên một đường nằm ngang.
Cách Vũ trụ nhìn
mọi thứ là: không có bước nào “cao hơn” hay “quan trọng hơn” bước nào. Giống
như Vũ trụ không hề xem việc biết bò là một bước nhỏ bé vô nghĩa so với việc biết
đi. Chúng đều thiết yếu, đều quan trọng. Hãy nghĩ các bước này như một cái cân,
hai bên đều có trọng lượng như nhau.
Khi nhìn vào biểu
tượng Vô tận, ta thấy có nhị nguyên. Một bên là Vật chất, bên kia là Phi vật chất.
Một bên là Sự sống, bên kia là Cái chết. Một bên là Ánh sáng, bên kia là Bóng tối.
Nhưng ở giữa là một điểm, điểm Tĩnh Lặng.
Chính điểm đó mới
là phần thể hiện Vô tận trong biểu tượng này. Nó không phải là sự cân bằng giữa
các mặt đối lập, mà là sự hợp nhất, và vì vậy, là sự vượt lên trên đối lập.
Vậy nên, ở đây
chúng ta có:
- Một bên là Tâm
Linh 101,
- Bên kia là Tâm
Linh 2.0,
- Và ở giữa là Tâm
Linh 3.0.
Rất dễ để bị cám
dỗ muốn "vượt nhanh" qua các bước Tỉnh Thức, bởi thành thật mà nói,
ai mà không muốn nhanh chóng đến được chỗ của sự Siêu Việt, nơi ta luôn cảm thấy
tuyệt vời, sống trọn vẹn trong khoảnh khắc hiện tại, và không còn Kháng Cự. Nhưng
những bước Tỉnh Thức này không thể bị đốt cháy giai đoạn.
Nơi mà phần lớn
sự “vội vã” của chúng ta xảy ra là ở Tâm Linh 2.0, nơi ta lại rơi vào cái bẫy cố
gắng kháng cự lại cảm xúc, những cảm xúc mà ta đã luôn chạy trốn cả đời. Đó là
lý do vì sao tôi không công bố bài giảng này về Tâm Linh 3.0... trong một thời
gian dài. Tôi chờ đợi, để mọi người thật sự sống trọn trong thực hành của Tâm Linh
2.0, chứ không phải làm Tâm Linh 2.0 chỉ để đạt đến Tâm Linh 3.0. Bởi nếu bạn
đang làm 2.0 để đi đến 3.0 thì bạn đã bỏ lỡ tinh túy của 2.0 rồi.
Lúc đó bạn không
còn hiện diện một cách vô điều kiện với cảm xúc của mình nữa. Bạn không còn thật
sự cho phép những cảm xúc tiêu cực của mình nữa. Thay vào đó, bạn đang kháng cự
lại cảm xúc tiêu cực bằng cách “đi vào” chúng chỉ để tìm cách “thoát khỏi” chúng.
Có những người
dành ra nhiều năm trời chỉ để thực hành Tâm Linh 2.0. Trong hành trình Tỉnh Thức
này, cũng giống như cuộc sống, bạn học cách bò... trước khi học cách đi... trước
khi học cách bay. Mỗi kỹ thuật là một bước đệm dẫn đến bước tiếp theo.
Bạn sẽ không nổi
giận với quá trình bò khi đã biết đi. Bạn cũng sẽ không nổi giận với việc phải
đi trước khi biết bay. Bạn hiểu rằng, mỗi kỹ thuật đều cần thiết để hỗ trợ cho
sự Mở Rộng của bạn. Tâm Linh 3.0 là sự hòa hợp tuyệt đẹp giữa Tâm Linh 101 và Tâm
Linh 2.0.
Người ta có thể
nói rằng:
- Tâm Linh 101
là về việc cho phép Ánh Sáng,
- Tâm Linh 2.0
là về việc cho phép Bóng Tối,
- Và Tâm Linh
3.0 là sự Siêu Việt hay Hợp nhất của hai đối cực tưởng chừng đó.
Dùng ngôn ngữ
tôn giáo mà nói:
- Tâm Linh 101
là Cha,
- Tâm Linh 2.0
là Chúa Thánh Thần,
- Và Tâm Linh
3.0 là Con.
Hay nói cách
khác: nếu Ánh Sáng là Thượng Đế và Bóng Tối là Nữ Thần, thì sự hợp nhất của Ánh
sáng và Bóng tối là Đứa Trẻ.
Trong Tâm Linh
3.0, những kỹ thuật mà chúng ta đã học trong Tâm Linh 101, như “tạo ra Thực tại”,
“tập trung có chủ đích”, “ý định tích cực”, được đưa trở lại vào hành trình của
chúng ta. Nhưng nhờ vào Tâm Linh 2.0, những kỹ thuật đó giờ đây đã được thanh lọc.
Những khao khát và thực hành đó không còn được thúc đẩy bởi nỗi sợ, cũng không
phải là sản phẩm của sự né tránh hay kháng cự.
Vì thế, không
còn nỗi đau trong việc đi về phía điều bạn khao khát, vì bạn không còn đang chạy
trốn khỏi điều gì cả. Và vì vậy, giờ đây bạn tự do để Lựa Chọn.
Bạn đang sống một
cuộc sống Tự do đích thực.
Đây chính là trạng
thái của Thần tính sống động...
Đây là trạng
thái của Sự Hiện Thực Bản Thân...
Đây là trạng
thái của sự Nhận biết và Tỉnh Thức hoàn toàn, trọn vẹn.
Chúc bạn một tuần
tuyệt vời!
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=h4UcPVPtOa0
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.