Teal Swan Transcripts 193
Tính chân thực vs Chỉ đơn giản là một kẻ
tồi tệ
22-08-2015
Xin chào các bạn.
Sống và nói ra sự thật của riêng bạn không chỉ là một thực hành tâm linh quan
trọng mà còn là một thực hành sống quan trọng. Tuy nhiên, điều đó có thể trở
thành cái cớ để bạn nói bất cứ điều gì mình muốn, bất chấp tác động đến người
khác, tất cả nhân danh "sự trung thực về mặt đạo đức".
Sự trung thực
tàn nhẫn không phải là một công cụ có thể xem nhẹ. Tính chân thực dưới hình thức
của sự trung thực tàn nhẫn về một người nào đó thường chỉ là một hành động gây
hấn thụ động, một cơ chế phòng vệ, một vỏ bọc cho lạm dụng cảm xúc, và thường
là cái cớ hay sự biện minh cho một cuộc tấn công cá nhân trá hình. Có thể chúng
ta đang tự lừa mình khi nói rằng chúng ta yêu sự trung thực, trong khi thật ra
chúng ta yêu sự tàn nhẫn hơn.
Tại sao chúng ta
yêu sự tàn nhẫn?
Bởi vì nó giúp
chúng ta khỏi phải trở nên dễ bị tổn thương và cảm thấy bất lực. Đó là phản ứng
thường gặp khi ta bị tổn thương theo cách nào đó. Ta cần nhận biết liệu mình
đang hành động vì lợi ích của bản thân hay của người khác, để từ đó có thể đưa
ra quyết định có ý thức rằng việc chia sẻ quan điểm của mình có thật sự phù hợp
với lợi ích cao nhất trong hoàn cảnh hiện tại hay không.
Và nếu có, thì
làm sao để truyền đạt quan điểm đó theo cách có lợi cho mình nhưng không nhất
thiết có lợi cho họ. Điều này đòi hỏi một mức độ thành thật cực kỳ lớn với
chính mình. Thật khó cưỡng lại việc trở nên tàn nhẫn nhân danh tính chân thực,
rồi tự thuyết phục rằng điều đó là vì lợi ích của người kia, trong khi thật ra,
đó hoàn toàn là vì lợi ích ích kỷ của chúng ta.
Mô thức của sự
trung thực tàn nhẫn thường xuất hiện ở những người lớn lên trong các gia đình
có tiêu chuẩn đạo đức cao hoặc phê phán gay gắt. Nếu bạn lớn lên trong kiểu gia
đình này, thì cha mẹ hoặc người chăm sóc bạn tin rằng sự chỉ trích là động lực
cho sự thay đổi. Bạn học được rằng có điều gì đó sai ở bạn, và rằng để được chấp
nhận hay đạt được điều mình muốn, bạn phải liên tục thay đổi bản thân để đạt đến
một tiêu chuẩn hoàn hảo vô hình nào đó.
Dây dẫn trong
tâm trí bạn đã bị chập mạch đến mức bạn vô thức tin rằng những gì khiến bạn cảm
thấy tồi tệ thì mới là điều tốt cho bạn, còn những gì khiến bạn thấy dễ chịu
thì lại là xấu. Điều này xảy ra khi ai đó làm tổn thương bạn hoặc gây đau đớn,
rồi lại nói rằng điều đó là "vì lợi ích của bạn". Bạn học được rằng
đây là cách đúng để yêu, trong khi thực tế thì không phải vậy. Khi chúng ta yêu
người khác theo cách này, đó không phải là tình yêu, mà là sự lạm dụng.Nó cũng
tiếp tục củng cố lập trình sai lệch rằng có điều gì đó sai trái ở bạn và cần được
sửa chữa.
Không có công thức
kỳ diệu nào cho việc đưa ra ý kiến cá nhân đối với người khác. Phần lớn phụ thuộc
vào việc bạn có đủ nhạy cảm về mặt cảm xúc với những người xung quanh để biết
liệu mình nên hay không nên chia sẻ điều gì đó, và nếu nên thì nên chia sẻ ra
sao.
Khi nói đến tính
chân thực, chúng ta phải cân nhắc sự tiếp nhận của người đối diện. Họ có yêu cầu
ý kiến của bạn không? Họ có muốn nghe không? Điều đó có mang lại lợi ích cho họ
hay gây hại?
Có thể bạn chỉ
đơn giản muốn thể hiện sự chân thực vì cảm thấy bị kìm nén và cần được giải
phóng bản thân. Trong trường hợp đó, bạn cần tự hỏi mình:
"Liệu có
cách nào khác để tôi thể hiện bản thân không?"
"Liệu việc
thể hiện tính chân thực chỉ để cảm thấy nhẹ lòng hoặc được tự do bên trong có xứng
đáng với việc khiến người khác tổn thương không?"
Câu trả lời có
thể là "có" đối với bạn. Điều đó không sai. Nhưng ta phải thành thật
với chính mình rằng lúc đó, ta đang chọn giữa bản thân và người khác, và sự
phân cực này rất có khả năng sẽ tạo ra xung đột.
Vì vậy, tôi muốn
bạn tự chất vấn rằng liệu sự trung thực tàn nhẫn có thật sự cần thiết không. Bạn
có thể tự hỏi:
- "Ý định
thật sự của tôi khi nói điều này là gì?"
- "Nó vì lợi
ích của họ hay của tôi?"
- "Nếu tôi
thật sự cần nói điều này, liệu có cách nào để nói mà không làm tổn thương người
kia không?"
Khi cần chia sẻ
điều gì đó đau đớn hoặc khó nghe, cách truyền đạt là điều quan trọng nhất. Khi
chúng ta nói điều gì đó từ vị trí thật sự quan tâm và yêu thương người kia, cảm
giác mà họ nhận được sẽ hoàn toàn khác với khi chúng ta nói ra từ bất kỳ động
cơ nào khác. Ai cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt đó.
Chỉ trích là một
hình thức thể hiện của sự trung thực, nhưng phần lớn chúng ta không hiểu thế
nào là thật sự chân thực. Vì lý do đó, tôi muốn bạn xem video YouTube của tôi với
tựa đề: “CHỈ TRÍCH (Cách đưa và nhận phản hồi)” (Teal Swan Transcripts 177)
Là con người,
chúng ta phán xét. Phán xét là cách cái tôi điều hướng thế giới. Cái tôi gắn việc
phán xét với khả năng sinh tồn của mình. Khi phán xét ai đó, ta được
"đúng", được "có lý", được "cao hơn", được
"tốt hơn"...
Nhưng cái giá của
điều đó là gì?
Cái giá là: Khi
ta trở thành những điều đó, thì người khác trở thành kẻ sai, kẻ không có lý, kẻ
thấp kém và kẻ xấu.
Khi ta đưa ra những
kết luận tiêu cực về ai đó rồi coi những điều đó là sự thật, năng lượng của ta
trở nên cứng nhắc. Ta mất khả năng nhìn nhận từ những góc độ khác. Ta trở nên
đóng khép trong tâm trí và trái tim. Ta mời gọi một mớ xung đột vào cuộc sống của
mình, điều chẳng giúp ích gì cho ai cả.
Điều cấp thiết
là chúng ta cần thực hành trở nên mềm mỏng hơn trong tâm trí và trái tim. Để
làm được điều đó, bạn vẫn có thể có ý kiến, chỉ cần giữ nó đủ nhẹ nhàng để có
thể buông bỏ khi nó không còn hữu ích.
Chúng ta cần tìm
cách hiểu người khác và được người khác hiểu, thay vì tranh cãi hay khăng khăng
bảo vệ ý kiến của mình. Chúng ta cần chất vấn mọi sự thật mà mình tin tưởng, để
có thể bước đi trong đời với một sự linh hoạt cho phép những chân lý cao hơn tự
bộc lộ.
Bạn không thể
ngăn bản thân khỏi việc phán xét, đừng cố làm điều đó. Nhưng điều bạn có thể
làm là nhận ra những phán xét đó và không tin hoàn toàn vào chúng. Chỉ vì một
phán xét được tạo ra bởi tâm trí, không có nghĩa nó là phản ánh trung thực của
sự thật.
Trên thực tế, những
phán xét mà chúng ta đưa ra thường không liên quan gì đến sự thật, mà là sự
phóng chiếu từ tiềm thức của chính mình, và vì vậy ta nên cẩn trọng khi đặt niềm
tin vào những phán xét đó. Điều này đặc biệt đúng khi sự phóng chiếu xuất hiện
dưới hình thức: "Tôi biết điều gì là tốt nhất cho bạn."
Chúng ta rất thường
xuyên phán xét người khác theo cách này. Nhưng thực tế là: chúng ta không biết
điều gì là tốt nhất cho người khác. Chúng ta chỉ biết điều gì là tốt nhất cho chính
mình. Để hiểu cách cơ chế phóng chiếu hoạt động, hãy xem video YouTube của tôi:
“Sự phóng chiếu” (Teal Swan Transcripts 154)
Cốt lõi của tính
chân thực là sự dễ bị tổn thương. Nhưng điều về sự dễ bị tổn thương là: chúng
ta sợ nó chết đi được, vì tin chắc rằng nếu bộc lộ bản thân một cách chân thực
và dễ bị tổn thương, chúng ta sẽ bị từ chối, sự thật của mình bị phủ nhận, bị gạt
ra ngoài lề xã hội, v.v... tất cả những điều mà chúng ta gắn với sự mất mát cuộc
sống của mình.
Nhưng phán xét
hiếm khi nào mang theo sự dễ tổn thương. Trung thực tàn nhẫn cũng vậy.
Để chân thực là
phải thể hiện và chịu trách nhiệm với trải nghiệm của chính mình. Ta thể hiện
những điều đó như thể chúng chỉ là sự thật cho riêng ta, không phải là chân lý tuyệt
đối cho bất kỳ ai khác.
Ví dụ, nếu ai đó
đụng xe bạn, bạn có thể nghĩ việc nói: "Biết sao không? Bạn quá ích kỷ đến
mức không để ý được đến ai ngoài bản thân và nơi mình muốn đến."
Nhưng đó thật ra
chỉ là phòng vệ, là điều ngược lại của sự chân thực.
Chân thực có thể
trông giống như: "Chuyện đó thật đáng sợ. Nó khiến tôi cảm thấy như tôi vô
hình và không quan trọng."
Một trong những
cách tốt nhất để tìm ra cách thể hiện bản thân một cách chân thực là hỏi chính
mình: "Trong hoàn cảnh này, điều ngược lại của sự phòng vệ là gì?"
Điểm tiếp theo
tôi sắp nói là quan trọng nhất: Bất cứ điều gì bạn đang cố bảo vệ, chính là điều
bạn cần bộc lộ ra với sự dễ bị tổn thương và tính chân thực.
Tôi muốn bạn
dành một chút thời gian để suy nghĩ về thế giới mà bạn muốn tạo ra ở đây. Vì thế
giới chỉ đơn thuần là sự phản chiếu của chính ta.
Bạn muốn một thế
giới tàn nhẫn? - Nếu vậy, hãy trung thực một cách tàn nhẫn.
Bạn muốn một thế
giới dịu dàng? -Nếu vậy, hãy trung thực một cách dịu dàng.
Theo quan điểm của
tôi, thế giới này đã đủ khắc nghiệt rồi. Đến mức nó không còn phù hợp với sức
khỏe và sự an lành trên hành tinh này nữa. Vì thế, theo tôi, chúng ta cần trở
nên nhạy cảm hơn, ngày càng nhạy cảm hơn.
Chúng ta cần
phát triển khả năng quan tâm đến trái tim của nhau, đến mức mà ta có thể ý thức
được rằng chúng ta ảnh hưởng sâu sắc đến nhau, và không chỉ thế, ta cần hiểu rằng
khả năng tác động đến người khác là một món quà quý giá. Chúng ta phải trân trọng
món quà đó.
Được ảnh hưởng đến
người khác bằng lời nói của mình là một đặc ân. Cảm xúc là cốt lõi của mọi mối
quan hệ, nhưng thực tế cuộc sống của chúng ta hiện nay là: chúng ta đang sống
trong thời kỳ Tăm Tối về mặt cảm xúc.
Một thời kỳ mà
chúng ta, một cách nghiêm túc, cần phải thức tỉnh. Chúng ta phải học cách chăm
sóc cảm xúc của nhau. Vì lý do đó, tôi muốn bạn xem video trên YouTube: “Lời
kêu gọi đánh thức cảm xúc” (Teal Swan
Transcripts 143)
Một trò chơi tuyệt
vời bạn có thể áp dụng khi muốn chia sẻ điều gì đó nhạy cảm với ai đó, là hãy
tưởng tượng bạn hoàn toàn đứng trong vị trí của họ. Nghĩa là thật sự hoàn toàn,
với tất cả điều kiện sống và trải nghiệm của họ. (Chứ không phải kiểu mà hầu hết
chúng ta thường làm, chúng ta giả vờ đặt mình vào vị trí người khác nhưng thực
chất vẫn là chính mình đang đứng đó).
Khi bạn tưởng tượng
đúng cách, hãy nhìn vào tình huống và hỏi:
"Liệu việc
tôi chia sẻ điều này có khiến họ cảm thấy tốt hơn hay tệ hơn?"
"Liệu nó có
thật sự là vì lợi ích của họ không?"
Khi đó bạn có thể
quyết định không nói ra điều bạn định nói, hoặc diễn đạt nó theo một cách khác,
để nó được tiếp nhận một cách khác đi.
Vì sự khám phá
và phát triển bản thân của chính bạn, tôi muốn bạn hỏi mình:
"Tại sao
tôi tin rằng sự trung thực phải đi kèm với sự tàn nhẫn?"
"Và rằng nếu
tôi không tàn nhẫn trong sự trung thực thì tức là tôi không còn chân thực nữa?"
Và đây là điều
quan trọng nhất mà tôi muốn nói trong toàn bộ video này. Hãy sẵn sàng! Lắng
nghe kỹ!
Đây là khoảnh khắc
"chân lý" dành cho bạn: Bạn có thể nhận ra rằng điều bạn thật sự muốn
thể hiện một cách chân thực là sự tổn thương hoặc tức giận của chính mình,
nhưng bạn không cảm thấy mình có thể làm điều đó.
Thế là bạn trở
nên không chân thực dưới hình thức gây hấn thụ động, bằng cách ngầm thể hiện cảm
xúc ấy dưới vỏ bọc của một ý kiến trung thực về người khác. Rồi bạn gọi đó là
"sự trung thực đạo đức".
Đôi khi, những
điều khó khăn là cần phải nói ra. Những điều không dễ nghe. Nhưng chúng hoàn
toàn có thể được nói bằng sự thận trọng, đồng cảm, tinh tế và tử tế, mà không cần giới hạn tự do biểu đạt hay tính
chân thực của bạn.
Và hãy nhớ: Nếu
một giọng nói bạn đang nghe, dù là bên trong hay bên ngoài, không truyền tải
thông điệp một cách đầy yêu thương, thì giọng nói đó không đang nói vì lợi ích
thực sự của bạn.
Chúc bạn có một
tuần tốt lành.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=_kxSgAlzEqQ
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.