Teal Swan Transcripts 174
Cách Tìm Ra Niềm Tin Cốt Lõi
18-04-2015
Chào các bạn. Chúng
ta là những người sáng tạo. Chúng ta là phần mở rộng của cái mà ta gọi là Thượng
Đế hoặc Nguồn. Vì thế, chúng ta đang tạo ra thực tại chung cũng như cuộc sống
cá nhân của mình thông qua những suy nghĩ mà ta nghĩ mỗi ngày. Dù bạn có tin rằng
suy nghĩ có thể dệt nên thực tại hay không, thì cũng không thể phủ nhận rằng
suy nghĩ quyết định những lựa chọn ta đưa ra, và những lựa chọn ấy lại vạch ra
lộ trình cho toàn bộ cuộc đời ta. Vì vậy, thật dễ thấy rằng sống một cuộc sống
hạnh phúc thật sự phụ thuộc vào việc tìm ra những suy nghĩ và niềm tin gây đau
đớn, rồi thay đổi chúng.
Có những niềm
tin mà ta có thể gọi là niềm tin bề mặt.
Ví dụ như: “Người da đen hay giận dữ”, “Trẻ con nên dọn phòng”, “Tôi phải giữ
công việc này”, “Phụ nữ hay thất thường”. Những suy nghĩ kiểu này giống như những
nhánh cây. Mỗi nhánh ấy là kết quả từ một gốc rễ sâu hơn, chính là niềm tin cốt lõi. Niềm tin cốt lõi giống
như rễ cây. Chúng là nền tảng cho cuộc sống mà ta đang sống. Chúng là điểm xuất
phát của mọi thứ phát triển từ đó, và quan trọng hơn hết, chúng là gốc rễ của
cách ta nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh. Chúng là gốc rễ của cả niềm
vui lẫn khổ đau trong cuộc sống.
Một vài ví dụ về
niềm tin cốt lõi bao gồm:
- “Tôi không
đáng được yêu thương.”
- “Nếu tôi gần
gũi với ai, tôi sẽ bị tổn thương.”
- “Cuộc sống
không có ý nghĩa gì cả.”
Niềm tin cốt lõi
có thể tích cực hoặc tiêu cực, nhưng trong video này, tôi sẽ tập trung vào những
niềm tin tiêu cực, bởi đó là những thứ không phục vụ cho chúng ta.
Hầu hết các niềm
tin cốt lõi đều nằm trong tiềm thức. Chúng hình thành từ những trải nghiệm có sức
ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời thơ ấu, và thường là kết quả của những trải nghiệm
lặp đi lặp lại với nội dung tương tự nhau. Khi những trải nghiệm đó xảy ra và
hình thành nên niềm tin, niềm tin ấy trở nên cứng nhắc và ăn sâu trong ta. Hệ
quả là chúng ta có xu hướng phớt lờ bất cứ điều gì phủ nhận niềm tin đó, và chỉ
chú ý đến những gì củng cố nó. Thế là ta càng có thêm bằng chứng, lại càng tin
nó hơn. Và quá trình này cứ lặp lại không dứt, đến mức niềm tin ấy thực sự trở
thành nền móng cho cuộc sống mà ta đang sống.
Khi nói đến niềm
tin cốt lõi, đó là những suy nghĩ mà ta đã nghĩ đi nghĩ lại đến mức tiềm thức
đã tiếp quản chúng. Và vì đã chuyển vào tiềm thức, nên ta không còn nhận thức
được nữa. Chúng trở thành một phần của bóng
tối nội tâm. Đó là lý do tại sao việc tìm ra và thay đổi niềm tin cốt lõi lại
là một phần rất lớn trong quá trình làm việc với bóng tối (shadow work).
Nếu bạn muốn hiểu
rõ hơn về shadow work là gì, bạn có thể xem video của tôi trên YouTube có tiêu
đề: “ Công Việc Với Bóng Tối Là Gì?” (Teal Swan Transcripts 172)
Với điều đó, ta
hoàn toàn có thể trở nên nhận thức và tìm ra các niềm tin cốt lõi của mình. Để
làm được điều đó, bạn cần chú ý đến những gì đang khiến bạn cảm thấy khó chịu,
hoặc đơn giản là nhận ra mình đang khó chịu. Khi bạn thấy mình bị kích động, đó
là lúc vũ trụ đang sắp đặt một cơ hội
để bạn khám phá ra điều gì đó bị chôn sâu trong tiềm thức. Vì vậy, những lúc bạn
bị kích động chính là cơ hội tuyệt vời để tìm ra niềm tin cốt lõi của mình.
Khi đó, bạn cần
nhận ra điều gì đang khiến bạn khó chịu, rồi ngồi xuống và cố ý bắt đầu quá
trình truy vấn một cách có ý thức, theo một phương pháp rất cụ thể để gọt dũa
những suy nghĩ đó đến tận cùng, đến niềm tin sâu nhất đang gây ra nỗi đau trong
cuộc đời bạn.
Chúng ta làm điều
này bằng cách sử dụng hai câu hỏi:
1. Nếu điều đó
hoàn toàn đúng, tại sao nó lại tệ đến vậy?
2. Điều đó có ý
nghĩa gì với tôi, hoặc nói gì về tôi?
Giả sử bạn về
nhà và thấy nhà cửa bừa bộn. Suy nghĩ bề mặt là: “Nhà bừa bộn quá.”
Giờ ta bắt đầu
truy vấn:
- “Nếu điều đó
100% đúng, tại sao nó lại tệ đến vậy?”; “Điều đó có ý nghĩa gì với tôi, hoặc
nói gì về tôi?”
Trả lời: “Tôi sống
trong một cái chuồng lợn.”
- “Nếu điều đó
100% đúng, tại sao nó lại tệ đến vậy?”; “Điều đó nói gì về tôi?”
Trả lời: “Không
ai tôn trọng nhà của tôi.”
- “Nếu điều đó
đúng, tại sao nó lại tệ?”
Trả lời: “Không
ai quan tâm đến cảm xúc của tôi.”
- “Nếu điều đó
đúng, tại sao nó lại tệ?”
Trả lời: “Tôi chắc
chắn sẽ bị tổn thương bởi người khác.”
- “Nếu điều đó
đúng, tại sao nó lại tệ?”
Trả lời: “Khổ
đau là mục đích của cuộc sống.”
-“Nếu điều đó
đúng, thì sao?”
Trả lời: “Cuộc sống
là hình phạt.”
- “Và nếu điều
đó đúng, thì sao?”
Trả lời: “Điều
đó có nghĩa là tôi xấu xa.”
- “Nếu điều đó
đúng, tại sao lại tệ?”
Trả lời: “Tôi sẽ
không được yêu thương.”
-“Nếu điều đó
đúng, thì sao?”
Trả lời: “Tôi
hoàn toàn cô đơn.”
- Và “Tôi hoàn
toàn cô đơn” chính là niềm tin cốt lõi trong trường hợp này.
Điều mỉa mai là:
người vừa bước vào nhà và thấy bừa bộn đã bị kích hoạt niềm tin sâu thẳm rằng “Tôi
cô đơn.” Vậy nên, niềm tin ở tầng sâu nhất có sự liên hệ trực tiếp với câu nói
ban đầu: “Nếu nhà bừa bộn thì tôi cô đơn.”
Khi bạn thực hiện
quá trình tìm ra niềm tin cốt lõi, hãy cẩn trọng với các lý do biện minh, đó là một cách để bạn tránh đối diện với phần bóng
tối của mình.
Ví dụ:
- “Nhà bừa bộn,
điều đó khiến tôi thấy người khác không quan tâm.”
- “Tại sao điều
đó lại tệ?”
- “Vì mọi người
nên quan tâm, nếu không thì tôi không thể thấy vui được.”
Đây là một lời
biện minh. Thực chất, câu trả lời thật sự có thể là: “Nếu họ không quan tâm đến tôi, thì tôi hoàn
toàn cô đơn.”
Chúng ta thường
có xu hướng, nhất là khi đã tiến sát đến niềm tin cốt lõi, thì vào phút cuối
cùng lại rẽ sang hướng lý trí hóa vì không dám đối mặt với lý do thực sự khiến
điều đó làm ta sợ hãi hoặc đau đớn đến thế.
Bạn có thể áp dụng
quy trình truy vấn này với bất kỳ suy nghĩ hay phán xét nào mình có. Tin tôi
đi, bạn sẽ sửng sốt với những gì mình phát hiện ra về các niềm tin cốt lõi
trong tiềm thức.
Cần lưu ý rằng với
một số phán xét, khi bạn bắt đầu đào sâu, có thể sẽ phát hiện nhiều niềm tin cốt
lõi. Đôi khi, bạn sẽ khó cảm thấy đồng điệu với một niềm tin cốt lõi nào đó vì
khi thấy nó một cách có ý thức, bạn sẽ cảm thấy nó hoàn toàn vô lý. Hoặc ngược
lại, khi nhìn thấy niềm tin đó, bạn sẽ cảm thấy như bị quỵ xuống vì nó quá
đúng, quá sâu sắc với bản chất của con người bạn.
Trong một số trường
hợp, bạn sẽ thấy có nhiều tuyên bố dứt khoát về bản thân hoặc cuộc đời mình, bạn
cần làm việc với tất cả những niềm tin đó, chứ không chỉ cái “cuối cùng” khiến
bạn muốn dừng lại.
Ví dụ trong trường
hợp trên, bạn cần truy vấn cả suy nghĩ “Không ai quan tâm đến cảm xúc của tôi”
lẫn “Tôi là người xấu.”
Khi đã tìm ra những
niềm tin gây ra sự xáo trộn cảm xúc của mình, bạn có thể bắt đầu truy vấn
chúng. Quy trình yêu thích của tôi trong việc truy vấn niềm tin là phương pháp
The Work do Byron Katie sáng tạo. Tôi rất khuyến khích bạn tìm hiểu và áp dụng
nó. Sau đó, bạn có thể bắt đầu thay đổi niềm tin.
Để học cách thay
đổi niềm tin, bạn có thể xem video trên YouTube của tôi với tiêu đề: “ Làm
thế nào để thay đổi một niềm tin” (Teal
Swan Transcripts 021)
Chúng ta cần bắt
đầu thử thách các niềm tin này một cách có ý thức, và tìm kiếm bằng chứng rằng
chúng không đúng. Đồng thời, hãy xác định xem mình muốn tin vào điều gì thay thế, rồi bắt đầu tìm bằng chứng cho niềm
tin mới đó. Đọc, xem và tìm mọi tài liệu hỗ trợ cho niềm tin mới.
Và mỗi ngày, bạn
hãy hỏi mình:
- “Nếu tôi tin
vào niềm tin mới này một cách trọn vẹn, tôi sẽ làm gì ngay bây giờ?” - Rồi hãy
làm điều đó.
Với đủ sự tập
trung, bạn sẽ dần tạo ra ngày càng nhiều bằng chứng rằng niềm tin mới là đúng,
và nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, cho đến khi hoàn toàn thay thế niềm tin cũ.
Phần lớn chúng
ta đã vật lộn hàng năm trời với những niềm tin bám rễ sâu trong nội tâm. Ta cố
gắng làm mọi cách để chống lại chúng, để thành công mặc kệ chúng, trong khi điều ta thật sự cần làm là ngồi xuống, trở
nên có ý thức về những niềm tin cốt lõi này, chất vấn cách ta nhìn nhận chúng,
rồi thay đổi chúng. Đúng là hơi tốn thời gian, nhưng hãy nhìn theo cách này: bạn
có thể mất hàng tháng, thậm chí hàng năm để cố gắng kéo ngược hướng lại những
niềm tin này, mà kết quả cũng chỉ vừa đủ, hoặc không hiệu quả chút nào, bởi vì
đó giống như đang cố chèo xuôi dòng mà vẫn bám chặt lấy một cái neo vậy.
Hoặc, bạn có thể
dành một hoặc hai tiếng đồng hồ để tập trung trực tiếp vào niềm tin cốt lõi ấy
và thay thế nó, để nó không còn gây ra khó khăn cho bạn trong cuộc sống nữa.
Chúc bạn một tuần
thật tốt đẹp.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=Duu09zQczOc
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.