Teal Swan Transcripts 170
Suy sụp tinh thần (Phải làm gì khi gặp
khủng hoảng tinh thần hoặc cảm xúc)
21-03-2015
“Suy sụp tinh thần”
là một trạng thái choáng ngợp và đau đớn đến mức bạn mất khả năng đối phó với
cuộc sống. Bạn đơn giản là không thể chịu đựng nổi nữa. Tôi không cần phải liệt
kê các triệu chứng của một cơn suy sụp tinh thần, bởi vì nếu bạn đang trải qua
nó, bạn sẽ biết ngay. Nó giống như một cơn hoảng loạn kéo dài không dứt. Và bạn
có thể cảm thấy kiệt sức đến mức ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất cũng trở nên
quá khó khăn. Bạn thậm chí có thể cảm thấy như mình đã mất liên lạc với thực tại.
Nó giống như bạn bị buộc phải đầu hàng và để cảm xúc chiếm lấy toàn bộ cơ thể
mình, như một dạng cảm cúm về mặt cảm xúc.
Những nguyên
nhân phổ biến nhất của suy sụp tinh thần bao gồm: các sang chấn trong quá khứ;
các vấn đề trong mối quan hệ thân mật như đổ vỡ hoặc ly hôn; cái chết của người
thân; những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp hoặc học hành; các vấn đề sức khỏe
như chấn thương hoặc bệnh mãn tính; và các vấn đề tài chính như nợ nần hoặc
nghèo đói.
Tại sao tôi liệt
kê những nguyên nhân phổ biến này?
Bởi vì điều quan
trọng là nếu bạn đang trải qua một cơn suy sụp tinh thần, bạn cần nhận ra rằng
nó không phải xảy ra vô cớ. Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng khi bạn đang ở giữa
cơn khủng hoảng tinh thần hoặc cảm xúc, bạn sẽ không nghĩ rằng mình có lý do đủ
chính đáng để cảm thấy như vậy, thay vào đó bạn sẽ cảm thấy như mình đã phát
điên hoàn toàn.
Bởi vì những cảm
xúc đó dường như quá mức so với những gì bạn cho là nguyên nhân gây ra cảm giác
đó trong cơ thể. Nhưng bạn không điên. Những điều này đang xảy ra vì một lý do.
Đó là lý do tại sao bạn đang cảm nhận chúng, đơn giản là bạn đang trong một cơn
khủng hoảng căng thẳng. Điều quan trọng nhất là bạn sẽ không cảm thấy nó là tạm
thời. Bạn sẽ cảm thấy như mình đã mất kiểm soát vĩnh viễn. Nhưng điều đó không
đúng. Đây chỉ là tạm thời.
Vậy chúng ta nên
làm gì khi đang trải qua một cơn suy sụp tinh thần?
Việc
đầu tiên
chúng ta phải làm là hoàn toàn buông xuôi và chấp nhận cơn suy sụp ấy. Sự suy sụp
hoạt động giống như một dòng chảy ngược dưới biển. Nếu bạn cố chống lại nó, hoặc
cố bơi ngược chiều, bạn sẽ bị cuốn xuống nhanh hơn gấp mười lần, và nó sẽ nhấn
chìm bạn.
Lựa chọn của bạn
là buông lỏng và để nó cuốn bạn đi. Hãy để cơ thể bạn theo bản năng dẫn dắt bạn
đến cách chữa lành riêng của nó. Hãy coi nó như một dạng “cúm cảm xúc” hoặc một
cơn khủng hoảng chữa lành. Nếu bạn mắc một căn bệnh virus nặng, bạn sẽ không thể
nào hoạt động nổi. Vì vậy bạn phải đối xử với cơn suy sụp này theo cách tương tự:
cố ý buông mình theo trải nghiệm ấy. Điều tệ hại nhất bạn có thể làm trong lúc
suy sụp là cố gắng "hoạt động bình thường".
Tôi biết bạn có
thể đang nghĩ: nếu mình buông xuôi cơn suy sụp, nó sẽ không bao giờ chấm dứt.
Nhưng thực tế thì ngược lại.
Cách nhanh nhất
để vượt qua cơn suy sụp là đi xuyên qua nó hoàn toàn. Vì vậy, đừng vội tìm thuốc
tâm thần để dùng. Hãy cố gắng nhờ người khác giúp đỡ với những việc "phải
làm". Tất nhiên, tôi muốn bạn thật sự trung thực với chính mình. Có thể bạn
đang tự bảo rằng việc này là “phải làm”, nhưng thực tế bạn chỉ đang chọn làm nó
vì bạn nghĩ nó cần phải làm.
Nếu bạn chưa làm
điều này, tôi muốn bạn xem video trên YouTube của tôi có tựa đề: "Cách chữa
lành cơ thể cảm xúc" (Teal Swan
Transcripts 124).
Lý do là vì
trong video đó, tôi trình bày một quy trình mà tôi muốn bạn thực hiện một cách
có ý thức, điều này giúp bạn vượt qua được những cảm xúc đau đớn như vậy. Trớ
trêu thay, trong một cơn khủng hoảng cảm xúc hay tinh thần, cơ thể bạn đang buộc
bạn phải làm điều đó một cách bất đắc
dĩ. Nó đang cố gắng tự tạo ra một tiến trình chữa lành. Những lực chữa lành
theo bản năng đang hoạt động trong lúc suy sụp.
Và hãy nhớ rằng,
những cảm xúc này không phải đang cố làm hại bạn. Chúng không phải là điều gì
đó đang xảy ra với bạn, mà đúng hơn,
chúng giống như một đứa trẻ nhỏ bé, hoàn toàn bất lực và đang khiếp sợ, van xin
bạn hãy giúp đỡ nó.
Bước
2:
Cơn suy sụp đang nói với bạn rằng cuộc sống
của bạn cần một sự thay đổi nghiêm túc. Vì vậy, tôi không muốn bạn nghĩ rằng
chỉ cần vượt qua cơn suy sụp, là bạn có thể đứng dậy và quay trở lại cuộc sống
như bình thường. Điều đó chỉ khiến bạn dễ rơi vào một cơn suy sụp thần kinh
khác. Và bạn cũng cần hiểu rằng nó xảy ra là có lý do.
Vì vậy, bạn cần
nhìn lại cuộc sống mình, nhìn vào những lĩnh vực đã dẫn đến cơn suy sụp ấy, và
bạn cần thực hiện những thay đổi thật sự, cụ thể ở những lĩnh vực đó. Hãy tìm
kiếm sự giúp đỡ từ người khác, từ những người bạn tin tưởng, hoặc các chuyên
gia.
Một cơn suy sụp
xảy ra khi những yếu tố gây căng thẳng kích hoạt những nỗi sợ sâu thẳm nhất
trong bạn. Đây chính là thời điểm lý tưởng để khám phá xem những nỗi sợ ấy thực
sự là gì, và đối mặt với chúng trực tiếp khi bạn vẫn còn khả năng.
Bước
3:
Ngừng sống cho những kế hoạch trong tương lai. Nếu bạn đang trải qua một cơn
suy sụp tinh thần, thì tương lai không
còn tồn tại. Bạn cần thu hẹp lại phạm vi sống, chỉ còn sống theo từng 5
phút, hoặc từng giờ một. Không hơn.
Tôi muốn bạn sống
theo câu hỏi này: “Điều gì lúc này, ngay tại đây, sẽ giúp tôi cảm thấy nhẹ nhõm
hơn một chút?”
Có thể đó là ăn
một bát khoai nghiền, xem một bộ phim hài, trải chăn nằm trong rừng, hoặc chui
vào chăn ngủ. Bất kể điều gì, hãy làm điều đó. Và khi bạn cảm thấy đã đủ với việc
đó, hãy hỏi lại câu hỏi ấy một lần nữa.
Khi bạn bắt đầu
cảm thấy có nhiều năng lượng hơn và ít bị tê liệt hơn, điều này sẽ xảy ra một
cách tự nhiên, bạn sẽ được thôi thúc một cách tự nhiên để bắt đầu cuộc sống trở
lại, và mở rộng tầm nhìn đến tương lai thêm một chút. Vì vậy, trái với suy nghĩ
thông thường, bước này không cần phải ép buộc.
Bước
4:
Nếu bạn có xu hướng bị suy sụp thần kinh mãn tính, tức là chúng xảy ra đủ thường
xuyên khiến bạn sợ chúng sẽ quay lại, thì rất có thể bạn đang có một yếu tố gây
căng thẳng mãn tính trong cuộc sống. Thường thì, yếu tố đó là một sang chấn
chưa được giải quyết từ thời thơ ấu.
Tôi sẽ tiết lộ một
mô thức phổ biến ở những người hay bị suy sụp mãn tính: Đó là cảm giác không an
toàn.
Những người này
có một vấn đề rất nghiêm trọng, đó là họ không thể cảm thấy an toàn trong thế
giới này. Giống như cuộc sống của họ là đi trên dây, trong khi đang vác theo một
con voi trên lưng. Dĩ nhiên là khả năng họ ngã khỏi dây cao gấp cả trăm lần.
Ngoài ra, khi
chúng ta cảm thấy không an toàn, chúng ta có xu hướng dựa vào người khác để cảm
thấy an toàn. Nhiều người thường xuyên rơi vào suy sụp thần kinh mang trong
mình niềm tin tiềm thức rằng: sẽ có điều gì đó tiêu cực xảy ra nếu họ khỏe mạnh
hoặc hạnh phúc.
Vì vậy, nếu bạn
thường xuyên trải qua suy sụp tinh thần, hãy tự hỏi mình câu này, và hãy suy
nghĩ vượt ra ngoài những khuôn khổ thông thường để tìm câu trả lời:
- Tại sao bạn cần
phải yếu đuối, bất hạnh hoặc cần được cứu giúp?
- Điều gì sẽ xảy
ra nếu bạn trở nên mạnh mẽ, hạnh phúc, khỏe mạnh và không cần được cứu giúp?
Hãy đặt mình vào
trạng thái hạnh phúc, mạnh mẽ và khỏe mạnh, rồi xem thử liệu có cảm xúc tiêu cực
nào đi kèm với trạng thái đó không. Một số người trong chúng ta nhận ra rằng,
khi mình khỏe mạnh, người khác sẽ bỏ rơi mình. Vì thế, chỉ khi không ổn, ta mới
có thể đảm bảo rằng mình sẽ được kết nối và nhận được sự hỗ trợ. Một số người lại
cảm thấy rằng khi họ khỏe mạnh, họ sẽ bị tấn công. Vậy nên bằng cách tỏ ra
không ổn, họ giương cao lá cờ trắng cầu xin sự thương xót, như thể đang nói với
người khác: “Tôi là kẻ yếu thế, hãy thương tôi.”
Đừng hiểu điều
này theo kiểu bạn đang giả vờ suy sụp để thu hút mọi người. Thay vào đó, hãy thấy
rằng bạn không thể ngừng suy sụp vì bạn có một nỗi sợ tê liệt đến mức không thể
chịu nổi, đó là sợ bị bỏ rơi hoặc bị tổn thương.
Bước
5.
Khi chúng ta trải qua một cơn suy sụp thần kinh, nghĩa là có điều gì đó trong
cuộc sống đã trở nên tệ đến mức khiến ta rơi vào một vòng xoáy tiêu cực hoàn
toàn. Có một bài thực hành rất hiệu quả trong tình huống này: Hãy nhìn thẳng vào
điều gì đang thực sự rất tệ, để nhận thức được nó. Sau đó, hãy tự hỏi:
“Tình huống tồi
tệ này khiến tôi nhận ra mình thật sự muốn điều gì?”
Hoặc:
“Ở đầu bên kia của
cái tình huống này, khả năng nào đang chờ đón tôi?”
Rồi hãy làm mọi
cách để tiến những bước thật cụ thể, hoặc cố tình nghĩ những suy nghĩ có thể
đưa bạn từ điểm A (nơi bạn đang ở) đến điểm B (nơi bạn muốn đến). Nói cách
khác, khi bạn biết lý do vì sao mình suy sụp, hãy hỏi bản thân: “Tình huống này
khiến tôi nhận ra điều gì tôi thật sự muốn? Hay khả năng nào đang chờ được khai
mở từ chính hoàn cảnh này?”
Đừng ép buộc bản
thân. Nếu bạn cưỡng ép bất kỳ điều gì trong lúc suy sụp, điều đó chỉ khiến tình
trạng trở nên tệ hơn. Nó chỉ đổ thêm dầu vào lửa và khiến cơn suy sụp nặng nề hơn.
Hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện điều này khi có đủ năng lượng.
Ví dụ: Giả sử
tôi đang suy sụp về mặt cảm xúc vì chồng tôi bước vào nhà và nói: “Anh muốn ly
hôn.” Điều đó khiến tôi rơi vào vòng xoáy. Có thể hoàn cảnh ấy khiến tôi nhận
ra rằng tôi thật sự muốn được trân trọng là chính mình, muốn cảm thấy mình có
giá trị.
Để đến gần hơn với
trạng thái đó, tôi có thể ngồi xuống và viết ra danh sách những phẩm chất quý
giá của bản thân mà người khác có thể thấy hấp dẫn. Tôi có thể mua sách về lòng
tự trọng và đọc, thử áp dụng các bài tập trong sách, có thể thay đổi ngoại
hình, đăng ký một khóa học thay đổi cuộc đời, hoặc lên lịch cho những việc khiến
tôi thấy tự tin hơn, như một sở thích mà tôi rất giỏi. Hoặc tôi có thể bay đến
thăm một người bạn khiến tôi cảm thấy mình có giá trị.
Bước
6.
Làm những điều khiến bạn cảm thấy an toàn. Nếu bạn đang suy sụp thần kinh, hệ
thần kinh của bạn đang ở chế độ cảnh báo cao độ. Cơ chế chiến đấu hoặc bỏ chạy
trong bạn bị kích hoạt mạnh đến mức bạn rơi vào trạng thái tê liệt. Vì thế, điều
bạn cần làm là tìm ra cách để cảm thấy an toàn hơn.
Một cách tôi rất
thích là giúp mọi người lập danh sách những điều khiến họ cảm thấy an toàn, cả
những điều lớn và nhỏ. Sau đó, họ luyện tập thói quen: mỗi khi cảm thấy bất an,
hãy mở danh sách và chọn một điều để thực hiện. Có thể thứ khiến bạn thấy an
toàn là tiếng mèo kêu rù rù, mùi quế, khăn ấm vừa lấy ra khỏi máy sấy, hay giọng
nói của ai đó. Hãy làm danh sách này càng dài càng tốt.
Tôi cũng nhận ra
rằng một trong những điều khiến con người cảm thấy an toàn nhất là cảm giác được
bao bọc. Bạn có thể tưởng tượng mình đang được bao bọc trong ánh sáng, hoặc
trong một nụ hoa đang khép kín, hay trong bất cứ hình ảnh nào khiến bạn cảm thấy
được che chở. Trốn dưới chăn khi đang suy sụp không phải là điều tệ, mà là một
điều tốt. Thậm chí tạo ra những “chỗ trốn bí mật” cho riêng mình, kể cả khi bạn
là người lớn, cũng rất có ích.
Bước
7.
Hãy thực hiện các quy trình giải phóng sang chấn. Khi bạn suy sụp tinh thần
kinhhệ thần kinh của bạn thật sự đã bị quá tải. Vì vậy, bạn cần hỗ trợ nó giải
phóng năng lượng sang chấn ra khỏi cơ thể.
Một kỹ thuật mà
tôi yêu thích được phát minh bởi David Berceli, gọi là TRE – Bài tập giải phóng
sang chấn (Trauma Releasing Exercises). Hãy tra cứu về ông ấy và thử thực hành
những bài tập đó.
Bước
8.
Thay vì rơi vào hố sâu của sự thiếu thốn, hãy cho cơ thể bạn một chút năng lượng
để duy trì. Hãy đi bộ, dù chỉ là vòng quanh khu nhà. Khi suy sụp, bạn có thể mất
hoàn toàn cảm giác thèm ăn, nhưng bạn vẫn cần cố gắng nhâm nhi, uống chút gì đó
để tránh việc hormone căng thẳng làm hại cơ thể thêm nữa.
Đừng ăn đồ ăn vặ,
điều đó chỉ làm mọi thứ tệ hơn. Hãy ăn chút thực phẩm lành mạnh hoặc uống sinh
tố protein, những thứ không cần chuẩn bị cầu kỳ. Ngoài ra, hãy ra nắng mỗi ngày
khoảng 20 phút. Chỉ cần mang một chiếc chăn ra ngoài, ngồi ghế hoặc nằm dưới đất.
Vitamin D là một chất ổn định tâm trạng tuyệt vời.
Một điều nữa rất
quan trọng nếu bạn đang suy sụp là hãy bổ sung vitamin B complex. Hãy tìm một
nguồn tốt, và tham khảo ý kiến chuyên gia để biết liều lượng phù hợp nếu bạn
đang khủng hoảng về mặt cảm xúc.
Cách mà xã hội của
chúng ta được tổ chức ngày nay rất dễ khiến con người rơi vào suy sụp tinh thần
và cảm xúc. Tôi biết một số điều tôi nói trong video này có thể khiến bạn nghĩ:
“Teal rõ ràng không sống trong thế giới thực. Sao cô ấy không cho tôi mấy lời
khuyên thực tế để quay lại với cuộc sống thường ngày?”
Tôi không thể
làm vậy. Bởi chính việc bạn cố gắng quay
lại với cuộc sống như bình thường là điều đã đưa bạn đến tình trạng này.
Chúng ta cần tạo
ra một cuộc sống cho chính mình, và cuối cùng là một xã hội, nơi có không gian
cho những điều như suy sụp, bệnh tật. Chúng ta không thể mong đợi bản thân cứ vận
hành mãi dưới áp lực của cuộc sống như hiện nay.
Một thực tế
nghiêm trọng là: nếu chúng ta không cho phép bản thân suy sụp khi điều đó xảy
ra, thì cơ thể chúng ta sẽ tự tìm cách buộc ta phải dừng lại, và thường là bằng
cách khiến ta mắc các bệnh mãn tính làm suy nhược.
Vậy nên, câu hỏi
tôi dành cho bạn là: Bạn có muốn chủ động làm điều đó hôm nay và tạo ra những
thay đổi khó khăn nhưng cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn? Hay bạn
muốn chờ đến khi cơ thể phải ép bạn làm điều đó trong sự bất lực?
Một lý do phổ biến
tôi thường nghe là: “Tôi không thể cho phép mình suy sụp vì tôi còn phải lo cho
con.”
Tôi muốn bạn thật
sự tự hỏi mình: “Thông qua hành động của mình, tôi đang truyền đi thông điệp gì
cho con mình?”
Tôi có muốn con
tôi lớn lên với niềm tin rằng chúng phải luôn gồng lên bất chấp cảm xúc của
mình để tiếp tục sống không? Hay tôi muốn dạy con rằng chúng nên sống sao cho
phù hợp với những gì khiến chúng cảm thấy tốt đẹp?
Trẻ con không cần
bạn lúc nào cũng mạnh mẽ hoàn hảo. Điều chúng cần là một mối liên kết an toàn với
bạn. Chúng hoàn toàn có thể đối mặt với thực tế rằng con người đôi khi gặp khó
khăn, bị bệnh, và có những giai đoạn tồi tệ.
Điều mà chúng không
thể chịu đựng được, là cảm giác bị xem như một gánh nặng, một áp lực nữa mà cha
mẹ phải “chịu đựng”.
Những bậc cha mẹ
đối mặt với khủng hoảng tốt nhất là những người biết trấn an con bằng sự kết nối
an toàn và tình yêu vô điều kiện, đồng thời cho phép chính mình được suy sụp.
Cho phép bản
thân tan chảy hoàn toàn vào cơn khủng hoảng chính là cách nhanh nhất để vượt
qua nó. Tôi có thể hứa với bạn rằng bạn sẽ không còn là con người như trước nữa
sau khi vượt qua cơn suy sụp này, và điều duy nhất chờ đón bạn bên kia là sự cải
thiện.
Vì vậy, hãy lặp
lại theo tôi: “Không sao cả khi không ổn.”
Chúc bạn một tuần
bình an.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=k8NWh1JtuIc
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.