Teal Swan Transcripts 168
Những Cơn Ác Mộng Tái Diễn và Chứng Hoảng
Loạn Ban Đêm Thời Thơ Ấu – (Phần 3 – Hội Thảo Austin)
04-03-2015
Teal
Swan:
Rất vui vì bạn đã gặp tôi.
Người
phỏng vấn:
Tôi có một cảm xúc mà tôi đã đi sâu vào, và tôi nhớ lại những cơn ác mộng mình
từng có khi còn nhỏ. Trước đó tôi chưa từng suy nghĩ nhiều về chúng, nhưng khoảnh
khắc ấy khiến tôi nhận ra chúng đã ảnh hưởng đến tôi sâu sắc như thế nào. Tôi gặp
ác mộng liên tục. Và tôi đang tự hỏi...
Teal
Swan:
Vậy ý bạn là khi bạn làm quy trình chữa lành đứa trẻ bên trong, bạn được đưa trở
về ký ức về những cơn ác mộng đó?
Người
phỏng vấn:
Đúng rồi.
Teal
Swan:
Những cơn ác mộng phần lớn là kết quả của việc tâm trí tiềm thức cố gắng xử lý
những trải nghiệm cảm xúc đã trải qua.
Giả sử ba mẹ bạn
từng phạt bạn bằng cách bắt bạn đứng góc. Hoặc... không, tôi sẽ lấy ví dụ hay
hơn nhé. Sẵn sàng chưa? Ta đi sâu hơn một chút. Bạn có thể giúp tôi bằng cách
thực sự nghĩ về thời thơ ấu của mình được không? Tôi sẽ dẫn dắt khán giả và bạn
cùng một lúc.
Được rồi. Mô thức
chủ đạo của những người trong khán phòng này là: hồi nhỏ bạn là người không hòa
nhập được với gia đình. Luôn cảm thấy mình là người lạc loài, không thuộc về. Vậy
nên cảm xúc sẽ thế này: bạn có cảm giác như ba mẹ không nhìn thấy bạn, không cảm
nhận được bạn, không hiểu bạn, thậm chí chẳng thèm cố gắng.
Bạn sẽ bắt đầu gặp
ác mộng khi còn nhỏ về trạng thái cảm xúc đó, nhưng nội dung giấc mơ sẽ là một
biểu tượng gần gũi hơn với cảm giác thật bạn từng trải qua. Có thể bạn mơ thấy
mình đang cố gắng thu hút sự chú ý của ba mẹ nhưng họ cứ đi xa dần, hoặc có thứ
gì đó đang cố tấn công bạn. Một kiểu khác nữa là, nếu bạn sống trong một môi
trường gia đình không an toàn và không phù hợp với bạn, bạn có thể có cảm giác
hoặc mơ về một thứ gì đó vô hình kéo bạn lại.
Vấn đề là, khi
còn nhỏ, ta không hiểu được cảm xúc là gì. Nó giống như một thế lực mơ hồ, như
một vị nữ thần nào đó, vì vậy bạn thường mơ về nó dưới dạng những hiện tượng kiểu
"ma quái", như một thực thể màu đen hay thứ gì đó không rõ hình dạng
đang đuổi theo bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đang đối diện với một trạng thái cảm
xúc.
Giả sử bạn có cảm
giác sợ hãi đó, thì thực thể đen ấy chính là biểu tượng đang kéo bạn lại, và bạn
thì cố gắng thu hút sự chú ý của ba mẹ trong khi họ cứ lặng lẽ bỏ đi, đó là một
cơn ác mộng rất phổ biến ở trẻ em.
Vậy nên chuyện
gì đang xảy ra là: tâm trí tiềm thức của bạn hồi đó đang cố gắng xử lý những trạng
thái cảm xúc đầy tổn thương mà bạn trải qua trong đời sống tỉnh thức. Và điều
có thể đã xảy ra, lý do tại sao bạn quay lại ký ức ấy, là vì tôi nghĩ có nhiều
tầng sâu hơn bên dưới nữa. Kiểu như bạn có thể đi vào một người ở bên trong một
người ấy.
Người
phỏng vấn:
Vâng.
Teal
Swan:
Tôi sẽ giải thích điều đó ngay. Nhưng về cơ bản, tôi nghĩ bản thân những giấc
mơ đó đã trở thành chấn thương.
Người
phỏng vấn:
Vâng.
Teal
Swan:
Cơn hoảng loạn cũng có thể như vậy, cảm giác do trải nghiệm đó mang lại đủ để tạo
ra chấn thương. Bạn bắt đầu sợ chính những giấc mơ. Và nếu giấc mơ đủ mức gây
chấn thương, bạn sẽ quay trở lại ký ức đó, dù thật ra có một điều gì đó sâu xa
hơn bên dưới là nguyên nhân gây ra nó.
Nếu bất kỳ ai
trong các bạn gặp trường hợp giống như cô ấy đang kểm tức là bạn đi sâu vào một
cảm xúc và hỏi: “Lần đầu tiên tôi cảm thấy điều này là khi nào?” - điều đó sẽ dạy
bạn về nguyên nhân gốc của cảm xúc đó. Ví dụ, bạn cảm thấy một sự ganh tị mãnh
liệt. Bạn đi sâu vào nó và hỏi: “Lần đầu tiên tôi cảm thấy ganh tị là khi nào?”
Có thể bạn quay lại lúc 5 tuổi, ở một bữa tiệc sinh nhật, và người bạn của bạn
được tặng một món quà mà bạn rất muốn có.
Người lớn sẽ
nhìn chuyện đó và nói: "Ôi trời, chuyện cỏn con," nhưng thực tế, với
một đứa trẻ, đó là một tổn thương nghiêm trọng. Một ấn tượng mạnh mẽ về cảm
giác ganh tị. Nếu có ai đó bảo bạn rằng: "Không được ganh tị. Tại sao lại
như vậy? Sinh nhật bạn cũng có quà mà", thì đó là sự xấu hổ. Đúng không?
Nó dạy bạn phải
kìm nén cảm xúc đó lại. Và đó là khởi đầu của những vết thương cảm xúc. Cảm xúc
đó trở thành một dấu ấn bị kìm nén, và một phần trong bạn không thực sự trưởng
thành cùng bạn, nó bị kẹt lại trong thời gian. Bạn sẽ bị những "kích hoạt"
trong hiện tại gọi bạn quay về ký ức đó.
Đó chính là những
gì gọi là “yếu tố kích hoạt” mà ai cũng có, nhân tiện nói luôn. Tôi hay nói rằng
rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là điều mà mọi người đều có. Nó chỉ trở
thành rối loạn khi mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống khiến bạn khó mà vận hành
bình thường. Nhưng ai cũng có PTSD, đó là lý do vì sao có thứ làm bạn bực còn
người ngồi cạnh thì chẳng sao, là vì bạn đã từng bị tổn thương ở chỗ đó.
Những vết thương
thời thơ ấu cứ đi theo bạn, và khiến bạn có những phản ứng cực đoan. Rồi người
ta sẽ nhìn bạn và hỏi: "Bạn bị gì vậy? Sao phản ứng lố thế?" Trong
khi thực ra, bạn đang phản ứng đúng hoàn toàn với thực tại bên trong bạn, được
hình thành từ điều bạn từng trải qua.
Vậy nên cô ấy
đang nói là khi cô ấy đi vào cảm xúc để tìm nguyên nhân gốc, cô ấy đã quay lại
thời điểm đứa trẻ đó bị lạm dụng, và từ đó quay về lại những cơn ác mộng đã có.
Nếu điều đó xảy ra với bạn, điều tôi muốn bạn làm là hòa nhập với góc nhìn của
đứa trẻ đang có ác mộng, rồi hỏi lại câu hỏi đó. Nó giống như trong phim “Inception” (Kẻ
đánh cắp giấc mơ) vậy.
Tức là bạn đi
vào một ký ức bên trong một ký ức. Giả sử tôi đang nhìn đứa trẻ, bạn là đứa trẻ
đó, đang mơ ác mộng. Tôi sẽ xoay lưng lại, hòa nhập với bạn, để giờ đây chúng
ta cùng ở trong góc nhìn ngôi thứ nhất. Rồi tôi sẽ hỏi lại: "Lần đầu tiên
tôi cảm thấy cảm xúc này là khi nào?". Và có thể tôi sẽ thấy mình đang nằm
trong cũi, không thể cử động, thấy sợ hãi, không thể che mặt, kiểu như vậy.
Và đó mới là ký ức
mà chúng ta cần xử lý.
Người
phỏng vấn:
Vâng. Nghe thì hơi điên rồ, nhưng tôi còn có một câu hỏi khác. Mắt phải của tôi
bị sụp nhẹ, như thể bị rũ xuống ấy. Và tôi tự hỏi có nguyên nhân gì về mặt năng
lượng cho việc đó không, hay có điều gì sâu xa hơn?
Teal
Swan:
Bạn bắt đầu để ý điều đó từ khi nào?
Người
phỏng vấn:
Có lẽ khoảng hai năm trước. Tôi mới để ý gần đây, trước đó chưa từng nhận ra. Và
bên phải mặt tôi cũng có một cái bớt. Tôi không biết nó có liên quan không, vì
tôi cảm thấy bên phải mặt mình luôn dễ bị tổn thương hơn.
Teal
Swan:
Bạn cúi đầu về phía trước chút được không?
(Teal Swan chạm
vào tai trái của cô ấy)
Có một dây thần
kinh ở phía sau cổ bạn đang bị ảnh hưởng, vậy nên bạn đúng rồi đấy. Đây đúng là
vấn đề thần kinh. Nếu bạn muốn, chúng ta có thể xem xét kỹ hơn tình trạng thần
kinh này, và dĩ nhiên bạn có thể dùng một số loại tinh dầu hỗ trợ thần kinh.
Nhưng nếu bạn muốn
truy ngược sâu xa hơn nữa, thì nguyên nhân là cha bạn đã để lại một dấu ấn rất
sâu sắc về việc bạn nhìn nhận bản thân mình một cách tiêu cực. Và đó chính là
nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Người
phỏng vấn:
Ồ, nghe hợp lý đó. Cảm ơn.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=nanS1l7g6q8
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.