Teal Swan Transcripts 156
Nghiện
Internet
13-12-2014
Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ nói với bạn về chứng nghiện
Internet. Nếu có một kiểu nghiện hiện đại nào đó, thì đây chắc chắn là một
trong số đó. Sẽ không có ai có thể nói chính xác cho bạn biết bạn nên hay không
nên sử dụng Internet bao lâu mỗi ngày, vì vậy điều chúng ta cần làm trong cuộc
sống cá nhân là quan sát việc sử dụng máy tính hoặc Internet của chính mình và
tự hỏi liệu nó có đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta hay không.
Việc sử dụng Internet hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống.
Nó có thể dẫn đến mất việc, tan vỡ các mối quan hệ, nợ nần, thất bại trong học
tập, thờ ơ và một cuộc đời không được sống trọn vẹn. Nếu chúng ta nhận thấy rằng
Internet đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình, thì chúng ta cần bắt đầu
thực hiện các bước để vượt qua cơn nghiện đó.
Bước đầu tiên, tất nhiên, là thừa nhận rằng mình đang nghiện.
Nhà tâm lý học nổi tiếng về nghiện hành vi, Mark D. Griffiths, đã đưa ra sáu tiêu chí cấu thành chứng nghiện Internet. Đó là:
Khi việc sử dụng Internet trở thành hoạt động quan trọng nhất trong đời sống cá
nhân và chi phối suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.
Ví dụ, khi người đó đang offline, họ lại đang nghĩ về lần tiếp
theo sẽ được online. Điều này đề cập đến trải nghiệm chủ quan mà người dùng mô
tả sau khi sử dụng Internet, và thường được xem như một chiến lược đối phó. Ví
dụ, họ có thể cảm thấy kích thích, hưng phấn, hoặc ngược lại, cảm thấy bình yên
như đang thoát khỏi thực tại hay tê liệt. Đây là quá trình mà người dùng tăng dần
mức độ sử dụng Internet để đạt được cảm giác thay đổi tâm trạng. Nói cách khác,
con người có xu hướng dần dần tăng thời gian online để nâng cao hiệu quả thay đổi
cảm xúc khi trực tuyến.
Các trạng thái cảm xúc khó chịu và/hoặc ảnh hưởng thể chất
có thể xảy ra khi việc sử dụng Internet bị ngắt quãng hoặc giảm xuống, như run
rẩy, tâm trạng thay đổi thất thường, cáu kỉnh. Những triệu chứng này thường
không thể lý giải được đối với người đang trải qua chúng. Điều này cũng dẫn đến
những xung đột giữa người nghiện Internet và những người xung quanh. Xung đột với
các hoạt động khác như công việc, đời sống xã hội, sở thích, hoặc chính bản
thân họ, những người
đang lo lắng vì dành quá nhiều thời gian vào Internet. Và cuối cùng là xu hướng
tái nghiện, quay trở lại
thói quen cũ. Nói cách khác, ngay cả sau khi đã kiêng khem hoặc kiểm soát được
một thời gian, người ta vẫn thường quay lại sử dụng Internet và rơi vào nghiện
như trước.
Theo quan điểm của tôi, nếu bạn có bất kỳ tiêu chí nào trong
số này, thì phần tiếp theo của video là rất quan trọng đối với bạn. Giờ đây, điều
rất quan trọng là phải hiểu rằng chứng nghiện Internet thực ra có thể chỉ là một
lớp mặt nạ cho những cơn nghiện khác.
Ví dụ, chúng ta có thể dùng Internet để thỏa mãn cơn nghiện
khiêu dâm. Chúng ta có thể dùng Internet để thỏa mãn cơn nghiện thông tin.
Chúng ta có thể dùng Internet để thỏa mãn cơn nghiện game. Có rất nhiều kiểu
nghiện khác nhau có thể được nuôi dưỡng thông qua Internet, nên chúng ta cần thật
sự nhìn nhận rõ ràng: rốt cuộc chúng ta đang làm gì một cách mãn tính trên mạng
lâu đến vậy, và xem đó có thật sự là nghiện Internet hay không, hay Internet chỉ là phương tiện để thỏa
mãn một cơn nghiện khác.
Chúng ta đang tìm kiếm thứ gì thông qua Internet? Hãy nhớ rằng
có thể chúng ta chỉ đơn giản đang dùng Internet để đánh lạc hướng bản thân khỏi
một điều gì đó mà chúng ta không muốn cảm nhận, không muốn đối mặt hay không muốn
làm. Bất kỳ cơn nghiện nào,
dù là gì đi nữa, cũng
là nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó chưa được đáp ứng. Và mỗi cơn nghiện đều là
một cách để trốn tránh khỏi một điều gì đó, thường là một trạng thái cảm xúc.
Nói cách khác, chúng ta đang dùng cơn nghiện như một cách để rời xa điều không
mong muốn và tiến tới điều chúng ta muốn, điều chúng ta cảm thấy mình cần.
Chúng ta phải thật sự nỗ lực để tìm ra điều mà mình đang cố
chạy trốn là gì, và điều mà mình đang cố đạt được thông qua cơn nghiện là gì.
Trừ khi chúng ta ngừng chạy trốn khỏi điều đó và bắt đầu tìm cách thỏa mãn nhu
cầu ấy bằng những phương pháp lành mạnh hơn, thì chúng ta sẽ luôn có lý do để
tái nghiện.
Dù việc bắt đầu cai nghiện bằng cách giảm dần hoặc loại bỏ yếu
tố gây nghiện là điều có ích ở một thời điểm nào đó, nhưng điều đó sẽ không
mang lại kết quả lâu dài nếu như bạn chưa giải quyết được nguyên nhân gốc rễ
gây nên cơn nghiện. Trước khi đi xa hơn, cần phải hiểu rằng một thứ không nhất
thiết phải là chất gây nghiện về mặt sinh lý theo định nghĩa khoa học thì mới
có thể gây nghiện. Đặc biệt là vì bạn hoàn toàn có thể nghiện mạnh mẽ vào chính
những hoá chất mà cơ thể bạn sản sinh ra khi phản ứng với một điều gì đó.
Cũng cần nói rằng chứng nghiện Internet đặc biệt phổ biến ở
những người có chứng sợ xã hội hoặc sợ sự thân mật. Về cơ bản, nếu bạn có nỗi sợ
kết nối và thân mật nhưng đồng thời cũng cần và khao khát điều đó, thì Internet, đặc biệt là các trang mạng
xã hội như Facebook, sẽ
cung cấp cho bạn một cách an toàn để thỏa mãn nhu cầu ấy. Bạn có thể thành thật
và gần gũi nhưng vẫn giữ được khoảng cách. Những người bạn ảo trên mạng dần dần
trở nên quan trọng hơn với bạn, đôi khi còn quan trọng hơn cả gia đình và bạn
bè ngoài đời thực. Đây chính là lý do tại sao việc chữa lành trong đời sống xã
hội của chúng ta đòi hỏi ta phải bắt đầu biến những mối quan hệ ý nghĩa trên mạng
thành những mối quan hệ thực tế, có hình hài ba chiều trong đời sống thật.
Chúng ta cần
tương tác trực tiếp với con người. Những người đang vật lộn với trầm cảm và lo
âu cũng có nguy cơ nghiện Internet vì Internet cung cấp vô số sự xao lãng khỏi
nỗi đau của cuộc sống vật chất. Phải nói rằng, nghiện Internet là một hình thức
trốn tránh cuộc sống.
Vậy bạn nên
làm gì nếu bạn đã sẵn sàng thừa nhận rằng mình đang nghiện Internet?
Bước đầu
tiên, như đã nói trước đó, là bạn phải tìm ra điều mà bạn đang dùng cơn nghiện
này để né tránh, và nhu cầu nào mà bạn đang cố gắng đáp ứng thông qua việc nghiện
đó. Cũng rất quan trọng để bạn khám phá xem Internet có đang che đậy một dạng
nghiện khác không, như nghiện phim khiêu dâm, cờ bạc hay chơi game, và hãy đối
diện trực tiếp với dạng nghiện đó.
Bước hai: Một
khi chúng ta đã phát hiện ra điều mà mình đang cố gắng trốn tránh, chúng ta phải
làm điều ngược lại. Chúng ta phải tiến thẳng vào trung tâm của nó. Chúng ta phải
quay lại và đối diện với “con quái vật”. Có những vết thương sâu bên trong cần
được chữa lành. Có những phần bị phân mảnh trong chính mình cần được hợp nhất.
Chúng ta cần
hiện diện trọn vẹn với những cảm xúc tiêu cực đang cố gắng thu hút sự chú ý của
mình. Mỗi lần cố né tránh điều mình đang cảm nhận, là mỗi lần chúng ta từ bỏ
chính bản thân, phần đang tổn thương bên trong. Chúng ta phải chấm dứt vòng lặp
tự-bỏ-rơi ấy.
Chúng ta bắt
đầu bằng việc luyện tập Vipassana cảm xúc. Tôi cứ dẫn mọi người quay lại với
phương pháp này vì một lý do nghiêm túc: Đây là cách hiệu quả và bền vững nhất
để tìm thấy sự chữa lành thật sự. Để học quy trình này, tôi muốn bạn xem video
YouTube của tôi có tựa đề: “Cách chữa lành cơ thể cảm xúc” (Teal Swan Transcripts 124). Hãy thực
hành phương pháp này mỗi khi bạn cảm thấy có nhu cầu hoặc cơn thèm muốn mãnh liệt
để lên mạng hoặc dính vào hành vi nghiện Internet của bạn.
Bất kỳ công
việc "đối diện bóng tối" nào mà bạn làm cũng sẽ mang lại lợi ích to lớn
trong việc thoát khỏi nghiện. Chúng ta phải làm cho tiềm thức trở nên có ý thức,
để từ đó mới có sự lựa chọn thật sự đối với hành động của mình.
Bước ba:
Chúng ta cần tự hỏi một cách trung thực rằng liệu mình có thực sự muốn cam kết
với cuộc sống này hay không. Có thể bạn nghĩ câu hỏi này kỳ lạ, bởi vì bạn đang
sống, hiển nhiên là bạn đã cam kết, đúng không? Hãy suy nghĩ lại. Chỉ vì bạn
đang sống không có nghĩa là bạn đã thật sự cam kết với cuộc sống.
Và cho đến
khi bạn thật sự quyết định cam kết sống, sống một cách trọn vẹn và tận dụng tối
đa cuộc đời này khi bạn còn có nó, thì bạn sẽ không sống một cuộc sống bằng lựa
chọn của chính mình. Bạn sẽ không thể tạo ra một cuộc sống mà bạn muốn sống.
Không có câu trả lời đúng hay sai cho câu hỏi này. Nhưng bạn cần biết liệu mình
có thật sự cam kết hay không, vì nếu không cam kết, bạn sẽ không tạo ra được
thay đổi lâu dài.
Bước bốn: Nếu
bạn quyết định rằng bạn cam kết với cuộc sống của mình, bạn phải bắt đầu thực
hiện những thay đổi nghiêm túc. Hãy tự hỏi: “Tôi đang bỏ lỡ điều gì khi dành
quá nhiều thời gian trên Internet?” Nghiện Internet là một hình thức trốn tránh
cuộc sống. Vậy điều gì trong cuộc sống bạn đang muốn né tránh?
Ở một mức độ
nào đó, nếu chúng ta nghiện Internet, một phần trong ta không muốn tham gia vào
việc sống cuộc sống vật chất này. Bạn có cảm thấy bất lực trước cuộc đời mình
không?
Và đây là
câu hỏi quan trọng nhất: Hãy bắt đầu tạo ra những thay đổi trong cuộc sống. Bạn
có thể mời người khác cùng giúp bạn trong quá trình này nếu muốn. Điều quan trọng
nhất là bạn phải coi đây như một khủng hoảng cuộc đời.
Bước năm:
Hãy tìm cách đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của bạn theo những cách lành mạnh
hơn so với cách bạn đang làm hiện nay. Ví dụ, nếu tôi dùng Internet để thỏa mãn
cơn nghiện thông tin vì thông tin mới làm tôi cảm thấy no đầy hoặc trọn vẹn,
thì tôi có thể làm gì khác để cảm thấy no đầy và trọn vẹn?
Có thể tôi
nên tham gia một khóa thiền. Có thể tôi nên đăng ký tập gym và tập luyện. Có thể
tôi tìm cách đóng góp, như giúp đỡ ai đó hoặc làm tình nguyện cho một tổ chức từ
thiện. Có thể tôi thử một sở thích mới. Có thể tôi nên đi trị liệu. Đừng ngại
thử những điều mới.
Bước sáu:
Hãy nhận biết cơn thôi thúc muốn dùng Internet. Chúng ta cần phát triển một dạng
nhận thức để có thể ngăn bản thân khỏi những hành vi gây hại. Khi bạn nhận thấy
cơn thôi thúc lên mạng, hãy dừng lại một phút và tự hỏi: “Tôi thật sự muốn làm
điều này không?” - “Và nếu có, lý do thật
sự là gì?”
Hãy cẩn trọng:
khi bạn nghiện thứ gì đó, bạn rất giỏi trong việc biện minh vì sao bạn đang làm
điều đó, thay vì thừa nhận rằng lý do thật sự chỉ là bạn nghiện, chứ không có
lý do chính đáng nào cả. Bạn chỉ đang tìm cái cớ. Việc tự lừa dối không giúp
ích gì cho bạn, và việc biện minh hoàn toàn có thể là một hình thức tự dối
mình.
Sau khi trả
lời thành thật, bạn có thể chọn lên mạng hoặc không. Không có đúng hay sai ở
đây. Phần quan trọng nhất là bạn có nhận thức về quá trình sử dụng Internet của
mình.
Bước bảy:
Hãy bắt đầu nhận diện các “yếu tố kích hoạt”. Mỗi
người nghiện đều có các yếu tố kích hoạt cơn nghiện đó. Bạn cần quan sát kỹ để
nhận biết chúng là gì. Điều này giúp bạn đi trước cơn nghiện, đi trước cơn thôi
thúc sử dụng.
Những yếu tố
kích hoạt là những điều khiến bạn bắt đầu truy cập Internet.
Ví dụ, ý
nghĩ phải bắt đầu một dự án công việc có thể là yếu tố kích hoạt, bạn có thể
lên mạng để tránh né hoặc trì hoãn nó.
Một số yếu
tố kích hoạt khác có thể là: cảm thấy cô đơn, cãi vã, nghe người khác cãi nhau,
ăn uống, nhận thông báo từ điện thoại hoặc máy tính, cảm thấy chán, căng thẳng,
tội lỗi, thất bại, hoặc nghĩ về một điều gì đó bạn muốn tra cứu…
Hãy chú ý đặc
biệt đến yếu tố kích hoạt khiến bạn dùng Internet nhiều nhất, đó là yếu tố kích
hoạt gây rắc rối nhất. Khi bạn nhận thức được yếu tố kích hoạt và biết rằng nó
đang xảy ra, thì rất có thể bạn cũng biết rằng một cơn thôi thúc sắp đến.
Điều đó có
nghĩa là bạn đã chuẩn bị trước, và khi cơn thôi thúc đến, bạn có thể lập tức
chuyển sang làm công việc đối diện bóng tối hoặc xử lý cảm xúc. Hoặc bạn có thể
thay thế cơn thôi thúc đó bằng hành vi khác, ví dụ như đi chạy bộ, tắm nước
nóng, chống đẩy, đi dạo, viết nhật ký, hoặc bất cứ điều gì khác.
Bước tám: Giới
hạn thời gian sử dụng Internet. Hãy thực hiện điều này theo cách nào cảm thấy
khả thi và hiệu quả với bạn, và điều đó sẽ khác nhau với mỗi người.
Có thể bạn
chỉ có thể cam kết nghỉ 10 phút mỗi giờ. Có thể bạn giới hạn bản thân chỉ lên mạng
hai lần mỗi ngày vào khung giờ nhất định. Có thể bạn quyết định chỉ lên mạng
vài ngày mỗi tuần. Hãy cam kết với điều gì đó bạn có thể làm được, rồi giữ đúng
cam kết đó.
Có thể bạn
nên mời người khác tham gia quá trình này cùng bạn. Khi nói đến nghiện, việc
công khai về cơn nghiện là một trong những cách tốt nhất để giữ bản thân có
trách nhiệm. Hãy nhờ người khác giúp bạn duy trì sự nhận thức, để bạn có thể
đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
Cũng có phần
mềm kiểm soát nội dung mà bạn có thể mua nếu muốn.
Hãy nhớ rằng
một cam kết không được thực hiện thật lòng sẽ không bao giờ mang lại kết quả
tích cực. Không ai có thể thay thế cho sự cam kết của bạn. Bạn hoặc là cam kết
thay đổi, hoặc không.
Bước chín:
Nếu việc sử dụng Internet của bạn là một vấn đề nghiêm trọng, thì thay vì cố giới
hạn thời gian sử dụng, hãy lập kế hoạch cho các hoạt động diễn ra ngoài
Internet. Hãy cố gắng kết nối nhiều nhất có thể với thế giới thực.
Hãy lên lịch
các hoạt động mà bạn biết chắc sẽ buộc bạn rời xa Internet hoặc máy tính, và
làm điều đó mỗi tuần, nếu có thể, mỗi ngày.
Bước mười: Cắt
giảm những nguồn Internet xuống còn những gì thật sự cần thiết và quan trọng nhất
với bạn tại thời điểm hiện tại.
Chúng ta
dành lượng thời gian khổng lồ trên Internet vì có quá nhiều thứ để xao lãng. Nếu
bạn đang gặp vấn đề với việc sử dụng Internet, hãy giảm thiểu hoặc ưu tiên chỉ
những gì thật sự quan trọng với bạn. Xóa bỏ những thứ không làm giàu thêm hoặc
góp phần tích cực cho cuộc sống bạn.
Bạn đang tinh
gọn lại còn điều thiết yếu. Có thể bạn cần tài khoản email, nhưng không cần tài
khoản Facebook. Có thể bạn cần Facebook nhưng không cần trò chơi điện tử mà bạn
đang chơi. Hãy giới hạn bản thân trên mạng chỉ với những thứ thật sự quan trọng,
nhưng đừng quên tự hỏi: Vì sao những thứ đó lại quan trọng đến thế với mình?
Và khi bạn
truy cập Internet để làm những việc quan trọng, hãy coi Internet như một công cụ.
Internet về bản chất là một phương tiện để đạt được mục tiêu.
Câu hỏi là:
Lần này nó đang giúp bạn đạt đến điều gì?
Mỗi lần
truy cập Internet, hãy lập một kế hoạch cụ thể, dù là để giải trí hay để làm việc,
và đừng để mình chệch khỏi kế hoạch đó.
Internet là
một sự sáng tạo kỳ diệu. Nó đã mở rộng ý thức nhân loại theo cách chưa từng có.
Nhưng đừng quên rằng chúng ta đến đây để sống cuộc sống vật chất, và chính cuộc
sống vật chất ấy sẽ là nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của chúng ta.
Hãy để
Internet làm phong phú thêm cuộc sống của bạn. Đừng để nó trở thành nơi bạn chạy
trốn khỏi cuộc sống ấy. Và đừng quên rằng: Sự chú ý của bạn rất quan trọng. Chỉ
dành sự chú ý cho những điều thực sự mang lại giá trị cho cuộc sống bạn.
Chúc bạn có
một tuần thật tốt lành.
Link gốc của
bài viết
https://www.youtube.com/watch?v=BMVM3Es_Qpk
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.