Teal Swan Transcripts 138
Làm thế nào để ngừng mong đợi điều tồi tệ
xảy ra (Thói quen biến mọi thứ thành thảm họa)
17-08-2014
Cảm giác mong chờ
điều gì đó là một trong những cảm giác tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trải
nghiệm trong cuộc sống. Nó khiến chúng ta thấy hào hứng khi được sống… Nó khiến
chúng ta tin tưởng rằng tương lai sẽ mang đến những điều tốt đẹp… Nó khiến
chúng ta cảm thấy những khát khao của mình là điều hoàn toàn xứng đáng… Và rằng
chúng ta đang tiến về phía Ánh sáng.
Nhưng còn những
người không cảm thấy như vậy thì sao? Với rất nhiều người trên hành tinh này, họ
luôn mong chờ mọi việc sẽ diễn biến tệ hại, họ luôn nghĩ đến kịch bản tồi tệ nhất.
Điều này khiến họ ghét cuộc sống mà mình đang sống. Họ không cảm thấy hào hứng
gì với cuộc đời mình. Họ không tin tưởng vào những gì tương lai có thể mang lại.
Thay vì cảm thấy rằng những mong ước là dành cho mình, họ lại cảm thấy mình
sinh ra để chịu khổ. Họ có cảm giác như đang tiến đến một khúc cua mù mịt và
bóng tối đang chờ sẵn phía bên kia.
Vậy tại sao
chúng ta lại cảm thấy như thế? Chúng ta mong chờ điều xấu xảy ra, bởi vì điều xấu
đã từng xảy ra. Ở mức độ này hay mức độ khác, bi kịch đã từng ập đến với chúng
ta. Và khi nó xảy ra, ta cảm thấy hoàn toàn bất ngờ, bất lực, và không thể lý
giải tại sao nó lại xảy ra, đến mức ta quyết định rằng ta không hề có quyền kiểm
soát gì trong cuộc đời mình.
Ta quyết định rằng
mình chỉ là nạn nhân của một thế giới tàn nhẫn, có thể làm tổn thương ta về mặt
cảm xúc, tinh thần hoặc thể xác vào bất kỳ lúc nào. Và ta cho rằng, quyền kiểm
soát duy nhất mà ta có, cũng là cách duy nhất để không bị bất ngờ lần nữa, là
chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất.
"Chuẩn bị
cho điều tồi tệ nhất" là một cơ chế đối phó. Đó là một chiến lược sinh tồn
dành cho những ai, ở sâu bên trong, cảm thấy rằng mình không hề tạo ra thực tại
của chính mình. Đó là cơ chế sinh tồn dành cho những người từng bị tổn thương.
Và đặc biệt là cho những người từng bị tổn thương hết lần này đến lần khác.
Điều đau đớn nhất
khi luôn mong chờ kịch bản tồi tệ là cảm giác đang than khóc cho một điều gì
đó, trước cả khi nó thực sự xảy ra. Chúng ta cảm nhận được sức nặng đè nén của
mất mát với một người nào đó, ngay cả khi ta chưa hề đánh mất họ. Họ chưa chết,
nhưng ta đã có cảm giác như họ đã chết rồi. Ta cảm nhận nỗi thất vọng trước cả
khi thực sự bị phụ lòng. Khi phần lớn chúng ta luôn mong chờ điều tồi tệ nhất,
thì cảm giác yêu thương cũng được trải nghiệm như là "nỗi nhớ nhung ai
đó". Ta nhớ một người trước cả khi họ rời xa ta. Ta nghĩ đó là yêu.
Phần lớn chúng
ta, đến khi thoát ra khỏi thời kỳ sơ sinh để bước vào tuổi thơ, đều đã quên mất
rằng mình đã lựa chọn cuộc đời này, lựa chọn gia đình mình sinh ra, vì nó sẽ
thúc đẩy sự tiến hóa của linh hồn. Chúng ta cũng quên rằng chính mình tạo ra thực
tại, thông qua việc mình tập trung vào điều gì. Vì vậy, ta không nhận ra được
những "tiền đề rung động" đã tạo ra thảm kịch trong cuộc đời mình. Và
đó là lý do tại sao ta cảm thấy như bị đánh úp bất ngờ bởi những gì xảy ra.
Ví dụ: Giả sử ta
quên rằng mình đã chọn vào cuộc đời này, với một người mẹ không thể yêu thương
ta theo cách ta cần… Giả sử ta đã từng trải qua việc mất đi tình thương của người
mẹ, bị họ ruồng bỏ, và trở thành "con ghẻ" trong gia đình. Những tầng
sâu của nỗi đau buồn mà ta đã cảm nhận, nhưng cố kìm nén để có thể tồn tại
trong gia đình đó, chính là một điểm rung động cực mạnh, thu hút những bi kịch
khác đến với ta. Và ta trở thành một trường hợp phù hợp với thảm kịch, mà không
hề hay biết.
Ta thu hút bi kịch,
bởi vì ta không cho phép mình đau buồn trước mất mát của sự kết nối với người lẽ
ra là người yêu thương ta nhiều nhất. Ta cố phủ nhận điều đó, cố gắng phớt lờ cảm
xúc, cố gắng cảm nhận khác đi. Làm bất cứ điều gì có thể để thoát khỏi cảm giác
đó. Và chính vì làm vậy, ta lại đang kháng cự và dồn nén cảm xúc đó. Ta bị mắc
kẹt trong cảm xúc đó và nó bị mắc kẹt trong ta. Và vì vậy, nó ngày càng mạnh mẽ
hơn…
Rồi ta sẽ trải
nghiệm sự hiện thực hóa của một bi kịch. Và bi kịch này thường sẽ là sự khuếch
đại của bi kịch đầu tiên.
Vì vậy, quay lại
ví dụ ban đầu: Ta có thể mất đi kết nối với người thân yêu theo cách còn nghiêm
trọng hơn. Ví dụ: Một ngày nào đó ta đang ở trường thì nhận được cuộc gọi báo rằng
cha mẹ mình đã qua đời… Hoặc ta bị bắt cóc và bị tách biệt khỏi gia đình (một mức
độ tách biệt còn khủng khiếp hơn). Bởi vì ta không ý thức thừa nhận những cảm
xúc mình đã có trước khi chuyện này xảy ra, nên ta cảm thấy hoàn toàn bị đánh
úp. Ta không nhận ra những tiền đề đã tồn tại, những điều khiến ta trở thành sự
phù hợp rung động với bi kịch đó. Đó là lý do tại sao ta cảm thấy như mọi thứ ập
đến từ hư không.
Vì thế, ta quyết
định rằng cách duy nhất để đảm bảo sự sống còn về mặt cảm xúc, trong một thực tại
mà ta không tạo ra, nơi ta có thể bị tấn công bất ngờ bất kỳ lúc nào, là chuẩn
bị cho điều tồi tệ nhất.
Và cũng đâu phải
là ta đang sống trong một xã hội con người mà ở đó việc "chuẩn bị cho điều
xấu nhất" bị xem thường. Trái lại, nó là một khái niệm được tôn vinh. Ngay
cả trong quốc gia của chúng ta, quân đội còn sống theo khẩu hiệu: "Hy vọng
điều tốt nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho điều xấu nhất."
Nhưng hãy nhìn kỹ
xem: Bạn phải sống trong loại thực tại nào, và đang mong đợi điều gì, để có thể
sống với phương châm "chuẩn bị cho điều xấu nhất"?
Bạn đang phải
tuân theo một thực tại của xung đột. Bạn đang sống trong một vùng chiến sự tâm
lý, nơi bạn tin rằng thế giới không tốt lành, mà trái lại là độc ác, và nó đang
nhắm vào bạn.
Trong một Vũ trụ
vận hành theo Luật Hấp Dẫn, điều ta "mong đợi" chính là điều ta sẽ nhận
được.
Nhưng điều đó lại
tạo ra một vấn đề nghiêm trọng đối với những ai luôn mong chờ kịch bản tồi tệ
nhất, bởi vì ta bắt đầu lo lắng về chính nỗi lo của mình. Ta bắt đầu lo sợ rằng
mình sẽ tạo ra chính điều tồi tệ mà mình sợ nhất, bởi vì ta đang tập trung vào
nó. Nhưng ta lại không thể ngừng tập trung vào nó! Thế là, giống như thể ta bị
trói tay…
Ta mắc kẹt trong
một chuỗi lặp, một quả cầu tuyết cứ lớn dần của việc tạo ra những điều mà ta
không muốn tạo ra, bởi vì ta cảm thấy bất lực trong việc chuyển hướng sự chú ý
của mình, và bất lực trong việc kỳ vọng điều gì đó tốt đẹp. Dù sao thì, trong
quá khứ nó cũng chẳng bao giờ tốt đẹp cả.
Tôi muốn giúp bạn
cảm thấy nhẹ nhõm hơn về kịch bản đặc biệt này, cái cảm giác lo lắng vì đang lo
lắng, và lo lắng rằng mình sẽ tạo ra những điều tiêu cực, bằng cách giải thích
cho bạn rằng: Luật Hấp Dẫn vận hành khách quan như một tấm gương.
Điều đó có nghĩa
là Vũ trụ sẽ phóng đại và phản chiếu chính xác cảm xúc của bạn thông qua hoàn cảnh
vật chất, bởi vì nó phản chiếu lại tần số rung động của bạn, và tần số rung động
của bạn được biểu lộ qua cảm xúc bạn đang cảm nhận. Đó là cách duy nhất để bạn
biết mình đang mang rung động gì. Vì vậy, nếu tôi đang “lo lắng”, điều đó không
có nghĩa là tôi nhất định đang thu hút điều mà tôi lo lắng về. Điều tôi thực sự
đang thu hút… chính là nhiều lo lắng hơn. Đó là lý do vì sao những người thường
xuyên lo lắng lại liên tục gặp phải các tình huống, sự kiện và con người khiến
họ lo lắng thêm nữa. Không phải lúc nào cũng là chính xác điều họ đang lo. Bi kịch
thường không phải là kết quả của lo lắng. Thường thì bi kịch tương ứng với những
tần số thấp hơn nhiều, như nỗi đau và mất mát.
Vậy nên, tôi muốn
bạn tạm thời gác lại khái niệm về Vũ trụ. Cứ giả vờ như bạn không biết mình tạo
ra thực tại của chính mình, thậm chí không tin rằng mình có thể tạo ra nó. Giờ
hãy cùng xem xét cảm giác lo lắng. Tôi sẽ chia sẻ vài thống kê có thể giúp bạn
có cái nhìn nhẹ nhàng hơn về việc tập trung vào kịch bản tồi tệ nhất, và có thể
khiến bạn cảm thấy đỡ phải lo hơn một chút.
- 40% những điều
chúng ta lo lắng KHÔNG BAO GIỜ xảy ra, về bản chất, chúng ta đang hoàn toàn
lãng phí thời gian khi lo về chúng.
- 30% những điều
ta lo lắng thì ĐÃ XẢY RA , và quá khứ thì không ai có thể thay đổi được, vậy
nên, cũng là đang lãng phí thời gian mà thôi.
- 22% là những
lo lắng vụn vặt hoặc vô nghĩa, không liên quan đến bi kịch, như lo người khác
nghĩ gì về mình, lo mình sẽ trễ hẹn, lo ăn gì cho bữa tối, hay lo hôm nay mặc
gì.
- Chỉ có 8% những
điều ta lo lắng là THỰC SỰ xảy ra.
Và giờ là phần
thú vị: trong 8% đó, một nửa (4%) là những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của
chúng ta, chúng ta không thể thay đổi kết quả, dù có chuẩn bị kỹ đến đâu. Những
lo lắng này bao gồm bệnh tật, cái chết của người thân, hay thiên tai. Và cá
nhân tôi có thể nói rằng, thực tế của những sự kiện đó đôi khi còn dễ chịu hơn
chính cảm giác lo lắng về chúng.
Điều này có
nghĩa là chỉ có 4% những điều ta lo là ta có thể kiểm soát được phần nào hoặc
toàn bộ. Và vấn đề hoặc thử thách ta đối mặt sẽ đến từ hành động hoặc sự không
hành động của ta liên quan đến nỗi lo đó.
Ví dụ như: “Tôi
lo mình sẽ bị tai nạn giao thông… nhưng tôi lại không thắt dây an toàn.”
Vậy chúng ta phải
làm gì nếu cứ thấy bản thân liên tục chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất? Tôi sẽ chia
sẻ một số bước sau:
Bước
1:
Cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc thật sự, đặc biệt là cảm xúc mất mát ban đầu
mà ta từng trải qua. Nỗi đau này thường không nằm ở tầng ý thức. Nó thường là một
ký ức bị dồn nén. Không phải ký ức về bi kịch bạn nhớ rõ, mà là cái đã xảy ra
trước đó.
Tôi muốn bạn xem
video "Cách chữa lành cơ thể cảm xúc" của tôi trên YouTube. Nếu bạn
đang trong tình trạng luôn mong chờ điều tồi tệ xảy ra, thì bạn còn rất nhiều
điều cần chữa lành trong cơ thể cảm xúc của mình, bởi đó chính là phần tạo ra sự
cộng hưởng với các trải nghiệm tiêu cực. Chính ở đó, kỳ vọng về điều bạn “phải
trải qua” trong cuộc đời (dù là tích cực hay tiêu cực) được lưu giữ.
Bước
2:
Thừa nhận sự thật rằng ta không biết tương lai sẽ ra sao. Điều này rất khó chấp
nhận, bởi nó có nghĩa là những điều ta không muốn có thể xảy đến. Nhưng bạn có
thể đảo ngược lại sự bất định đó theo hướng có lợi.
Đúng là bạn
không thể chắc chắn điều xấu sẽ không xảy ra. Nhưng bạn cũng không thể chắc chắn
điều tốt sẽ không xảy ra. Vậy nên, cũng đúng nếu bạn thừa nhận rằng bạn không
thể biết chắc 100% rằng điều tồi tệ kia chắc chắn sẽ đến. Chỉ riêng việc công
nhận điều đó cũng giúp bạn rút bớt "móng vuốt" ra khỏi niềm tin chắc
nịch rằng "một chuyện tồi tệ sẽ xảy ra với tôi", và nới lỏng sự khẳng
định đó lại một chút.
Bước
3:
Xem xét lại niềm tin về “xứng đáng”. Nếu bạn là người hay mong chờ điều tồi tệ,
thì ở tầng tiềm thức, bạn đang tin rằng mình không xứng đáng có được điều tốt đẹp.
Bởi vì nếu bạn xứng đáng, thì lẽ ra những điều tồi tệ kia đã không xảy ra, đúng
không?
Vì lý do đó, tôi
muốn bạn xem video của tôi trên YouTube có tựa đề "Xứng đáng" và
video "Gạch bỏ từ ‘xứng đáng’ ra khỏi từ vựng của bạn".
Bước
4:
Thừa nhận nỗi thất vọng vốn là tần số bao trùm cuộc đời bạn. Với nhiều người
trong chúng ta, khi kỳ vọng điều tồi tệ, cái tồi tệ đó thường đến dưới hình thức…
thất vọng. Và ta không thật sự sợ thất vọng cho đến khi ta thật sự trải nghiệm
nó. Vậy nên ta cần thay đổi cách nhìn về cảm giác thất vọng.
Hãy xem video của
tôi có tiêu đề "Thất vọng" hoặc tìm đến bất kỳ cuốn sách, chương
trình hay tài liệu nào hỗ trợ bạn làm việc với cảm xúc này.
Bước
5:
Bắt đầu thiết kế ngày sống của bạn dựa trên những điều khiến bạn cảm thấy tốt.
Khi ta mong đợi điều tồi tệ, ta không chủ động đặt vào tương lai của mình những
điều khiến ta háo hức hay vui vẻ. Ta không hề lên kế hoạch cho điều gì đáng
trông đợi. Hãy hình dung điều này giống như việc đặt những đồng xu vàng vào
tương lai, rồi từ từ gom nhặt chúng. Bắt đầu từ những điều rất nhỏ.
Nếu bạn thực sự
mong đợi bi kịch và thất vọng, bạn sẽ có xu hướng tin rằng: cái gì càng lớn, hoặc
càng mong muốn nhiều, thì nó càng dễ sụp đổ. Vậy nên hãy bắt đầu bằng những thứ
bạn thích mà bạn tin rằng rất có khả năng xảy ra nếu bạn muốn nó xảy ra.
Ví dụ, tôi có thể
nghĩ rằng kỳ nghỉ với bạn bè sẽ đổ bể và kết thúc trong thất vọng, nhưng một buổi
ăn trưa cùng họ thì có vẻ chắc chắn hơn. Vậy tôi lên kế hoạch và tận hưởng buổi
ăn trưa đó.
Hãy tập thói
quen chủ động lên kế hoạch và đưa vào lịch trình mỗi ngày những điều nhỏ khiến
bạn háo hức. Như xem phim, ăn món mình thích, đi dạo, ngồi ghế công viên, đi
bơi, hay thăm người bạn yêu quý.
Càng quen với việc
trông đợi điều tốt đẹp xảy ra, bạn càng dễ lên kế hoạch cho những điều lớn lao
hơn. Và bạn sẽ ít sợ hãi bi kịch hơn.
Bước
6:
Bắt đầu giữ một cuốn “Nhật ký Trùng hợp”. Đây là nơi bạn ghi lại mọi sự trùng hợp
nhỏ bé xảy ra trong đời, những điều có vẻ như được “sắp đặt bởi Thiêng liêng”.
Ví dụ, tôi vừa
nói chuyện với ai đó về Kỳ lân, rồi khi dừng đèn đỏ, tôi thấy một người mặc đồ
kỳ lân băng qua đường, đó là một sự trùng hợp! Hoặc tôi đang xem video “Xứng
đáng” của Teal Swan, rồi sau đó vào nhà vệ sinh và thấy tờ quảng cáo trước mặt
ghi “Bạn xứng đáng…”, đó cũng là một sự trùng hợp!
Vì vậy, hãy chắc
chắn rằng bạn ghi chép lại mọi sự trùng hợp nhỏ bé mà bạn nhận ra.
Khi tôi dạy mọi
người cách biểu hiện, đây là một trong những điều đầu tiên tôi dạy họ làm, vì
nó “nấu chín” họ trong thực tại này, nơi mà không chỉ họ đang tạo ra thực tại của
riêng mình bằng tâm trí, mà còn có năng lượng trong Vũ trụ đang hoạt động thay
mặt họ, để sắp xếp mọi thứ phù hợp với điều họ đang tập trung vào, hoặc điều họ
đang khao khát. Điều này cũng có thể giúp bạn thấy rằng bạn không hề bất lực
như bạn vẫn cảm thấy, đối với thực tại mà bạn đang sống. Và đó là điều cốt yếu
với những ai đang luôn kỳ vọng rằng điều tồi tệ sẽ xảy ra.
Bước
7:
Hãy dành thời gian mỗi ngày để sống trong trạng thái trân trọng. Trân trọng một
điều gì đó có nghĩa là tập trung vào điều khiến bạn cảm thấy vui khi bạn nhìn
vào nó. Cơ bản chỉ có vậy thôi. Khi bạn ở trong “thái độ trân trọng”, bạn sẽ
không thể nào cùng lúc nhận biết những điều đang diễn ra tồi tệ. Bạn không thể
đồng thời vừa lo lắng về điều gì đó, lại vừa tập trung vào điều bạn thích trong
thực tại của mình. Vậy nên, bạn đang thực sự huấn luyện tần số rung động của
mình bằng cách tập trung vào những điều khiến bạn cảm thấy dễ chịu khi nhìn
vào. Một số người chọn cách giữ một món đồ nhỏ trong túi như một viên đá hay một
con xúc xắc. Và mỗi khi họ thò tay vào túi, họ sẽ tìm một điều gì đó trong môi
trường xung quanh, hoặc về chính họ, mà họ cảm thấy trân trọng, điều gì đó khiến
họ biết ơn, và họ ghi chú lại. Một số người khác, như tôi chẳng hạn, thích giữ
danh sách biết ơn.
Vậy nên điều
chúng ta làm là ngồi xuống và nghĩ về bất cứ điều gì khiến chúng ta cảm thấy tốt
đẹp với hiện tại. Không có giới hạn! Những điều này có thể là đặc điểm cá nhân,
những món đồ cụ thể, con người, hoàn cảnh, sự kiện, v.v... Ví dụ, tôi có thể biết
ơn quyển sách tôi đang đọc. Biết ơn cảm giác khi ôm con trai tôi, hay khi nhìn
bé ngủ. Biết ơn hương vị kem hạt điều. Biết ơn chiếc giường ấm áp và êm ái của
tôi. Mấu chốt là: bạn không thể đồng thời kỳ vọng điều tồi tệ xảy ra trong khi
đang tập trung vào những điều tốt đẹp đã đến với mình. Khi bạn thừa nhận rằng
có những điều trong thực tại khiến bạn cảm thấy dễ chịu, điều đó sẽ làm suy yếu
niềm tin rằng “chuyện tồi tệ luôn xảy đến với bạn”.
Bước
8:
Hãy nhìn lại những lần bạn từng nghĩ rằng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra, nhưng rồi
nó đã không xảy ra. Có thể là một người thân của bạn từng bị xe tông và bạn tin
chắc rằng họ sẽ chết hoặc rơi vào hôn mê, nhưng rồi họ đã hồi phục hoàn toàn.
Tôi muốn bạn lập một danh sách có ý thức về tất cả những lần bạn đã sai khi lo
sợ về kịch bản tồi tệ nhất. Bởi vì, đôi khi bộ não của chúng ta cần được thấy bằng
chứng... rằng sự tin chắc tuyệt đối và sự nghiện ngập với ý tưởng rằng mọi thứ
sẽ luôn đi sai hướng... thực ra không phải lúc nào cũng chính xác.
Bước
9:
Và đây có lẽ là điểm quan trọng nhất trong toàn bộ video này: Hãy cho phép bản
thân đi đến tận cùng của Kịch Bản Tồi Tệ Nhất. Nếu bạn đang lo lắng, hoặc bạn
đang sợ hãi điều tồi tệ nhất, điều bạn thực sự đang làm là bạn đang kháng cự việc
"nghĩ về một điều" mà bạn đang nghĩ đến. Giống như nếu tôi bảo bạn
ngay lúc này: “Đừng nghĩ về quả chanh!” – thì “quả chanh” chính là điều đầu
tiên bạn vừa nghĩ tới. Đó chính là điều chúng ta đang làm khi lo lắng. Chúng ta
nói: “Trời ơi!”, “Tôi không nên nghĩ về điều này”, “Tôi không nên nghĩ về điều
này”... về chính cái điều mà ta đang nghĩ đến. Vậy nên thay vì kháng cự và khiến
bản thân mắc kẹt trong cảm xúc đó, và khiến cảm xúc ấy mắc kẹt bên trong chúng
ta, hãy đi hết con đường đó, trong tâm trí.
Hãy bước vào kịch
bản tồi tệ nhất. Hãy thật sự cho phép mình lo lắng. Đừng kìm nén nỗi sợ. Việc
nhận thức được bạn sợ điều gì đã giúp nâng cao tần số rung động của bạn rồi.
Tôi đề xuất bạn viết xuống những nỗi sợ đó và để cho bộ não bạn cùng làm việc với
bạn để làm dịu nỗi sợ, thông qua việc lập kế hoạch. Bạn đang kỳ vọng quá nhiều
vào bản thân nếu bạn nghĩ rằng mình có thể chỉ đơn giản thức dậy vào một buổi
sáng, và ngay lập tức cảm thấy như thể mọi điều tốt đẹp đều đang chờ đợi bạn ở
phía trước. Vậy nên, tôi muốn bạn viết ra hết tất cả các nỗi sợ của mình, và
sau đó, chia chúng thành hai cột. Một cột là “Những điều tôi THỰC SỰ có thể làm
gì đó”. Cột còn lại là: “Những nỗi sợ mà tôi KHÔNG THỂ làm gì được”.
Với danh sách
“TÔI CÓ THỂ làm gì đó”, tôi muốn bạn bắt đầu lên kế hoạch một cách chiến lược.
Ví dụ, nếu tôi viết xuống “Tôi lo lắng thất bại trong dự án nghề nghiệp của
mình”, tôi có thể đề ra những bước cụ thể tôi có thể làm ngay hôm nay để thành
công, chẳng hạn: “Hoàn thành bản kế hoạch trước ngày 1/6”, “Mua thêm tài liệu ở
cửa hàng văn phòng phẩm”, “Thuê một chuyên gia tư vấn”, “Bắt đầu viết bản thảo
đầu tiên ngay hôm nay”. Rồi từng bước một, tôi sẽ thực hiện và gạch bỏ chúng
sau khi hoàn thành. Với vị trí hiện tại trong cuộc đời bạn, càng cảm thấy mình
có quyền kiểm soát vận mệnh và trải nghiệm của mình bao nhiêu, bạn sẽ càng bớt
lo lắng bấy nhiêu.
Còn với danh
sách “TÔI KHÔNG THỂ làm gì được”, hãy thực hành nghệ thuật Buông Bỏ. Nếu bạn thực
sự không thể làm gì với một việc nào đó, thì việc lo lắng chỉ khiến bạn bị tổn
thương trong hiện tại mà chẳng ngăn được điều gì trong tương lai cả. Có thể điều
đó chưa đủ để giúp bạn ngưng lo lắng hoàn toàn, nhưng sẽ dễ hơn nhiều để ngừng
lo khi bộ não bạn nhận ra rằng dù bạn có nghĩ bao nhiêu, hay có chiến lược thế
nào đi nữa, thì cũng không thay đổi được gì. Và điều đó ít nhất sẽ đem lại một
chút chấp nhận.
Một số bạn hiểu
về Luật Hấp Dẫn có thể nghĩ rằng mẹo trên đang khiến bạn tập trung vào điều bạn
không muốn tạo ra, và vì thế, bạn đang tạo ra vấn đề. Nhưng điều đó chỉ có
nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu những người hay lo lắng. Bạn thấy đó, những người
lo lắng thường liên tục tập trung vào vấn đề, đồng thời lại kháng cự việc họ
đang tập trung vào vấn đề, và rồi họ cũng chẳng thực hiện bất kỳ bước nào để cảm
thấy khá hơn. Vậy nên, bằng cách giúp họ đối diện trực tiếp với nỗi sợ và lên
chiến lược, điều chúng ta đang thực sự làm là giúp họ giải tỏa sự kháng cự với
chính điều mà họ đang lo sợ.
Bằng cách đối diện
với những nỗi lo và suy nghĩ về cách chuẩn bị cho chúng, đôi khi điều đó đã đủ
để khiến người ta không còn lo lắng nữa, và nếu họ không còn lo lắng, họ không
còn là tần số tương hợp với lo lắng, và họ cũng không còn tạo ra điều mà họ lo
lắng nữa. Đôi khi, nếu chúng ta đi thật sâu vào kịch bản tồi tệ nhất, và cho phép
bản thân hoàn toàn trải nghiệm không gian cảm xúc đó như thể nó đang xảy ra,
chúng ta có thể tìm được sự bình an với kịch bản đó. Chúng ta sẽ buông bỏ sự
kháng cự với cảm xúc đó. Và khi chúng ta cho phép bản thân cảm nhận một điều gì
đó, thì điều xảy ra là, ta sẽ không còn kháng cự với khả năng điều đó xảy ra nữa.
Chúng ta không còn lo lắng về nó, và ta cũng không còn là tần số tương hợp với
việc nó xảy ra.
Bước
10:
Bắt đầu suy nghĩ tích cực về chính điều mà bạn đang lo lắng. Tôi biết, có thể bạn
đang nghe điều này và nghĩ: “Trời ơi, nghe thật vô lý!” Kiểu như: “Tập trung
tích cực thì có ích gì với vấn đề lo lắng của tôi chứ?”
Tôi hiểu cảm
giác của bạn. Nhưng hãy theo kịp tôi chút nữa nhé, tôi không yêu cầu bạn nói dối
chính mình. Tôi đang yêu cầu bạn cố tình tìm cách để cảm thấy dễ chịu hơn về
chính điều mà bạn đang lo lắng. Những điều thật sự khiến bạn cảm thấy khá hơn.
Các chuyên gia biểu hiện, giáo viên tâm linh, nhà tâm lý học và thậm chí cả các
nhà khoa học đều đồng ý rằng: điều bạn tập trung vào sẽ định hình cách bạn trải
nghiệm cuộc sống. Nếu bạn dồn sự chú ý vào tất cả những điều đau đớn có thể xảy
ra trong tương lai, bạn không chỉ đang kêu gọi thêm điều đó đến với cuộc đời
mình, mà bạn còn đang tự hủy hoại chính mình một cách vô thức. Nỗi sợ sẽ níu
chân bạn lại. Nó sẽ làm tổn thương hoặc phá hủy các mối quan hệ một cách không
cần thiết. Sự thiếu giá trị bản thân sẽ ngăn bạn đạt được điều bạn mong muốn.
Bạn có thể bỏ lỡ
những cơ hội hoàn toàn chỉ vì bạn bị ám ảnh bởi những khả năng đau thương có thể
xảy ra. Hãy bắt đầu thừa nhận những điều thật sự giúp bạn cảm thấy khá hơn về
điều bạn đang lo lắng. Ví dụ, giả sử tôi đang rất sợ rằng con trai tôi sẽ bị
tai nạn xe hơi. Tôi có thể chủ ý thừa nhận rằng ghế an toàn cho trẻ con ngày
nay được thiết kế rất tốt. Con tôi đang được một người lái xe cực kỳ cẩn thận
chở đi. Bé luôn có các Hướng Dẫn Viên Tâm Linh đồng hành mọi lúc. Xe hơi ngày
nay được thiết kế để chịu va chạm. Con trai tôi cũng không nằm ngoài Luật Hấp Dẫn,
bé tạo ra thực tại của chính mình, và vì bé là một đứa trẻ rất tin tưởng, vui
tươi, không hay lo lắng, nên bé có lẽ không phải là tần số rung động tương hợp
với một tai nạn xe hơi. Bé đang rất háo hức cho chuyến đi này, và dù điều đó có
rủi ro, thì để bé được sống theo niềm vui của mình vẫn xứng đáng với rủi ro đó…v.v
Tôi muốn nhấn mạnh
rằng bạn KHÔNG nên nói dối chính mình khi thực hiện bài tập này. Quá nhiều người
cố gắng tập trung vào những điều hoặc những câu khẳng định mà họ nghĩ là nên
khiến họ thấy khá hơn, nhưng thực ra không phải vậy. Bạn chỉ nên tập trung vào
những điều thực sự khiến bạn cảm thấy tốt hơn về điều bạn đang lo lắng.
Dù bạn cảm thấy
không giống như vậy, bạn không đến với thực tại này để chịu khổ. Bạn không đáng
phải đau khổ. Và Vũ trụ này, nơi bạn không thể tách rời, yêu thương bạn như
chính Bản Thân của nó. Và… chỉ vì bạn từng trải qua điều tiêu cực, điều bi kịch
trong quá khứ, không có nghĩa là nó sẽ lặp lại trong tương lai.
Chúc bạn một tuần
an lành.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=xrSjXpxVz0k
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.