Teal Swan Transcripts 129
Bạn không sợ điều chưa biết!
21-06-2014
Chào mọi người…
Là con người, chúng ta nghiện việc “biết”... Chúng ta nghiện việc tiếp nhận tri
thức mới. Thực tế là, về mặt sinh học, khi bạn hiểu được một khái niệm mới, não
bạn sẽ tiết ra những chất hoá học tương tự như thuốc phiện. Sự nghiện tri thức
mang lại cho con người một lợi thế tiến hoá mạnh mẽ. Nếu chúng ta được lập
trình để học hỏi, sự tiến bộ là điều chắc chắn. Hệ sinh học của con người là sự
phản chiếu của Vũ trụ rộng lớn hơn (vốn luôn hướng tới sự mở rộng), được thiết
kế về cơ bản để tối đa hoá tốc độ tiếp nhận thông tin mới, miễn là thông tin đó
có thể hiểu được.
Khi bạn đã tiếp
thu được một mảnh thông tin mới, bạn sẽ tiếp tục dành thời gian để học cái
khác. Một cách vô thức, chúng ta chọn những trải nghiệm mới, những trải nghiệm
khiến ta hiểu biết nhiều hơn. Việc nghiện học hỏi là một Thiết kế Hoàn hảo, bởi
nó trao cho con người vật chất một hành vi học hỏi mang tính tích cực và liên tục,
ngay cả khi phải trải qua những hệ quả tiêu cực trong quá trình đó. Điều này rất
hữu ích trong một môi trường có tính Tương Phản, như nơi đây.
Khao khát tri thức
tự nó không phải là tiêu cực. Nhưng hành trình tìm kiếm tri thức lại có một mặt
tối. Mặt tối ấy là cái tôi, hay cái bản ngã tách biệt, sử dụng tri thức như một
chiếc chăn an toàn... như một tấm khiên... và như một thanh kiếm. Cái tôi dùng
tri thức để né tránh những điều nó sợ hãi. Những thứ như sự vô nghĩa… sự không
có giá trị… và nỗi đau… Tri thức được tôn thờ bởi các nền văn hoá khắp thế giới.
Những người có tri thức được coi trọng và nhận được sự tôn kính trong xã hội.
Trong xã hội, việc
biết nhiều hơn người khác về một vấn đề nào đó sẽ nâng cao vị thế xã hội của một
người. Chúng ta trở nên quan trọng đối với người khác khi ta biết nhiều hơn họ.
Ta trở nên quan trọng khi ta là “nguồn cung cấp” liều tri thức mà họ cần. Vì thế,
rất dễ hiểu vì sao cái tôi lại dùng tri thức để tránh né sự vô nghĩa, bất an cá
nhân, và cảm giác không có giá trị. Tri thức cũng giúp chúng ta phòng ngừa những
tai hoạ trong tương lai. Nếu ta biết mùa đông sắp đến, ta sẽ tích trữ lương thực
và nhờ vậy sống sót qua mùa đông.
Ngược lại, nếu
ta cần sống sót qua mùa đông nhưng không biết rằng mùa đông sắp đến, có thể ta
sẽ không tích trữ thức ăn, và sẽ chết đói. Nếu bạn là người sợ hãi tương lai...
nếu bạn không tin rằng mình có thể tạo ra một tương lai khiến mình cảm thấy dễ
chịu, thì tri thức trở thành công cụ hoàn hảo để tự bảo vệ. Tri thức là người bạn
thân nhất của những người hay lo. Tri thức có thể được dùng để giữ cái tôi
tránh xa những vùng biển bất ổn. Bởi vì, việc đạt được sự khép lại về nhận thức
khiến ta cảm thấy an toàn. Nếu nhìn cái tôi đúng bản chất của nó, thì nó đơn giản
là một Bản ngã. Và vì mọi bản ngã đều không bền vững, cái tôi (hay Bản ngã) chỉ
có một ưu tiên duy nhất: tồn tại.
Điều này lại có
lợi cho chúng ta trong thế giới vật chất, vì nó có nghĩa là một phần chức năng
của cái tôi là giúp chúng ta sống đủ lâu để học hỏi. Cái tôi phục vụ ta bằng
cách thúc đẩy quá trình mở rộng của ta. Và nếu mục tiêu của nó là sinh tồn, thì
tri thức còn thiết yếu hơn cả thức ăn hay nước uống. Sau cùng, chính tri thức
là thứ giúp ta tìm ra thức ăn và nước uống. Vì thế, mọi con người đồng nhất với
cái tôi của mình (với bản ngã tách biệt) đều là những kẻ nghiện tri thức. Chúng
ta được lập trình để theo đuổi mục tiêu "Giác ngộ", hay mục tiêu nắm
bắt một khái niệm. Vấn đề là ở chỗ: chúng ta bắt đầu nhìn việc học như thứ phải
vượt qua, như một “khó khăn” để đạt được cái đích cuối cùng. Nói cách khác, việc
học trở thành thứ chúng ta phải chịu đựng để đạt đến “củ cà rốt” tinh thần mà
ta đang theo đuổi.
Và đây là điểm
then chốt: bạn đã từng nghe đi nghe lại câu này – “Chúng ta sợ điều chưa biết.”
Nhưng hôm nay tôi ở đây để nói với bạn rằng điều đó hoàn toàn vô lý... “Chúng
ta không hề sợ điều chưa biết.”
Nếu ta sợ điều
chưa biết, thì lũ trẻ sơ sinh sẽ hoảng sợ trước mọi thứ, nhưng chúng thì
không... Vậy nên, chúng ta không thực sự sợ điều chưa biết. Vậy ta sợ cái gì?
Ta sợ những gì mình chiếu vào điều chưa biết. Ta tưởng rằng mình biết điều tiêu
cực nào có thể nằm trong cái chưa biết đó, và ta đang bỏ chạy khỏi sự chiếu rọi
của nỗi đau có thể đó. Ta sợ những gì ta chiếu vào điều chưa biết, dựa trên những
kinh nghiệm trước đây của mình. Khi đối diện với điều chưa biết, tâm trí bắt đầu
làm việc: nó chiếu những nỗi sợ đã tích lũy vào cái chưa biết để cố dự đoán điều
gì nằm trong đó. Chính những hình ảnh chiếu rọi ấy mới là thứ ta sợ.
Ví dụ: nếu ta
nghỉ việc mà mình đã làm suốt 10 năm để bắt đầu một điều mới, ta đang bước vào
vùng chưa biết. Nhưng tâm trí không sợ chính sự chưa biết của trải nghiệm đó,
nó sợ khả năng bị mất mặt trong mắt bạn bè, sợ thất bại khi rời khỏi vùng an
toàn. Vậy nên, nó không sợ điều chưa biết trong trải nghiệm ấy, mà là sợ những
gì nó tưởng rằng nó biết về trải nghiệm đó. Nếu ta học được cách không chiếu nỗi
sợ của mình vào điều chưa biết, thì điều chưa biết sẽ không còn đáng sợ nữa.
Cái tôi bị ám ảnh
bởi việc truy cầu chân lý và tri thức, bởi vì nó tin rằng tri thức và chân lý sẽ
giúp nó tránh được những điều không mong muốn. Nhưng điều chưa biết chứa đựng một
chân lý rõ ràng, đó là: trạng thái Học hỏi là trạng thái cao hơn Biết. Trạng
thái cởi mở, thắc mắc và truy vấn khiến mọi cánh cửa đều được mở, đó là trạng
thái của Sự Mở Lòng.
Còn trạng thái
“Biết rồi” thì đóng sập mọi cánh cửa của khả năng. Thế nên, “Biết” là một trạng
thái của sự đóng kín. Không có sự tiến bộ nào có thể xảy ra sau khi bạn tin chắc
rằng mình đã biết. Bạn không thể biết tất cả về tất cả. Ngay cả Nguồn cũng
không biết tất cả về “Tất cả”. Sẽ chẳng có lý do gì để sự sống tồn tại nếu Nguồn
đã biết hết mọi thứ rồi. Nguồn chỉ biết những gì Nó biết tính đến thời điểm này.
Bạn, với tư cách là một tiểu vũ trụ, một phần nhỏ của Vũ trụ lớn hơn, cũng chỉ
biết những gì bạn biết cho đến thời điểm này.
Vì “nỗi sợ điều
chưa biết” liên quan rất nhiều đến nỗi lo, bạn sẽ được lợi, nếu là người hay
lo, khi hiểu rằng lo lắng là một sự chiếu rọi. Giảm bớt nỗi lo là có thể, nếu
ta bắt đầu nhìn những điều khiến mình lo lắng qua lăng kính của Giá trị. Nỗi lo
sẽ giảm đi rất nhiều khi bạn luyện tập sự tập trung để nhìn thấy giá trị có
trong mọi trải nghiệm.
Có một vị thiền
sư từng viết: “Chuồng trại bị cháy, giờ thì tôi có thể nhìn thấy Mặt trăng.”
Câu ấy chứa đựng một sự thật sâu sắc, rằng ngay cả trong điều mà ta có thể gọi
là bi kịch, vẫn tồn tại giá trị… Nếu mỗi trải nghiệm đều có giá trị, kể cả những
trải nghiệm không thoải mái, thì ta sẽ không còn sống cả đời để cố tránh né
chúng nữa.
Ta không còn chạy
trốn những trải nghiệm “không mong muốn”. Chỉ riêng điều đó đã là một sự giải
phóng to lớn. Đó là một dạng tự do. Khi ấy, bạn không còn sống để trốn chạy khỏi
điều gì cả. Những trải nghiệm tiêu cực, hay trải nghiệm không mong muốn, chỉ là
cách gọi của ta dành cho những trải nghiệm mà ta chưa hiểu được vai trò của
chúng trong sự trưởng thành và hợp nhất của bản thân. Ngay khi ta hiểu rằng mọi
trải nghiệm đều làm phong phú cuộc sống vì chúng đều dẫn đến học hỏi và phát
triển, thì không còn trải nghiệm nào bị xem là “xấu”. Đó cũng chính là cách Nguồn
nhìn nhận những trải nghiệm “xấu” trong cuộc đời ta. Chúng không bị xem là xấu.
Chúng được nhìn nhận là những trải nghiệm thiết yếu, giúp ta tìm thấy sự Hợp Nhất
và đạt đến trạng thái bình an. Mọi trải nghiệm đều được Nguồn nhìn bằng con mắt
của giá trị.
Dĩ nhiên, điều
quan trọng là phải hiểu rằng mọi trải nghiệm mà ta đi qua đều mở ra khả năng diễn
giải. Và đó chính là nỗi đau, cũng như vẻ đẹp, của cuộc đời ta. Ta có thể lựa
chọn diễn giải một trải nghiệm theo cách khiến ta đau đớn, hoặc ta có thể chọn
một cách nhìn giúp ta thấy được vẻ đẹp vốn có trong chính trải nghiệm đó. Bạn
không thể biết tất cả về tất cả… Nguồn cũng không thể. Nguồn chỉ biết những gì
Nó biết cho đến thời điểm này.
Vậy nên, mong đợi
bản thân phải biết tất cả mọi thứ là một sự tàn nhẫn, và đó cũng là sản phẩm phụ
của nỗi sợ. Có một điều chắc chắn: câu hỏi sẽ dẫn đến câu trả lời... và câu trả
lời lại dẫn đến câu hỏi... rồi lại đến câu trả lời... rồi lại câu hỏi... Và chu
trình này có thể tiếp diễn vô tận, bởi ngay cả Nguồn cũng không biết liệu chu
trình này có hồi kết hay không (chu trình nơi mà câu hỏi dẫn đến câu trả lời, rồi
lại dẫn đến câu hỏi). Bạn từng nghe câu: “Không phải đích đến, mà là hành
trình…”
Vậy thì, nếu tôi
nói với bạn rằng không hề có đích đến nào cả thì sao? Vậy thì, cuộc sống thực sự
chỉ xoay quanh hành trình mà thôi. Khi đó, toàn bộ cuộc sống là một hành trình
khám phá... mở rộng... phiêu lưu... phát triển... và học hỏi. Vậy làm sao để ta
yêu thích việc Học hỏi mà không bị dính mắc vào việc “Biết”? Bằng cách đối diện
và giải phóng nỗi sợ của ta về Không Biết.
Ví dụ: tôi đã chọn
một công việc trước công chúng, mà bản chất công việc là chia sẻ thông tin. Giờ
tôi có thể sợ rằng, nếu tôi không biết hết mọi thứ, thì chính những người đang
trân trọng tôi sẽ quay lưng lại với tôi. Đó có thể là mặt tối của nỗi sợ “không
biết” trong tôi.
Hoặc, tôi có thể
sợ khôngbiết vì nếu tôi không biết, tôi có thể phạm một sai lầm nghiêm trọng.
Và nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ cảm thấy tồi tệ về bản thân, và điều đó sẽ khơi lại
những cảm giác xấu hổ thời thơ ấu, những cảm giác rất đau, mà tôi muốn tránh
xa. Ta cần đủ can đảm để đối diện và thừa nhận những gì thật sự khiến ta sợ. Bởi
vì, điều chưa biết đã trở thành một cái “bia đỡ đạn”.
Ta cần phải thừa
nhận những nỗi sợ thật sự mà ta đang chiếu vào điều chưa biết. Và chỉ khi đó,
ta mới được giải thoát khỏi chính những nỗi sợ đó. Chỉ khi đó, ta mới thôi kể
câu chuyện rằng ta sợ điều chưa biết.
Chúc các bạn một
tuần thật tốt đẹp…
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=WD5aB25xsl4
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.