Teal Swan Transcripts 123
Khiêm nhường và Đức tính khiêm tốn
10-05-2014
Khiêm nhường là
một trong những đặc điểm tính cách được loài người yêu thích nhất. Các nhóm xã
hội, từ các nền văn hóa cho đến các tôn giáo, đều rao giảng về tầm quan trọng của
sự khiêm nhường. Trong xã hội loài người, người ta tin rằng, khiêm tốn là điều
tốt. Và điều này quan trọng, bởi vì những người “tốt” sẽ được thưởng, còn những
người bị cho là “xấu” sẽ bị trừng phạt.
Khiêm nhường được
định nghĩa là: “Một cái nhìn khiêm tốn hoặc hạ thấp về tầm quan trọng của chính
mình.”
Còn sự khiêm tốn
được định nghĩa là: “Phẩm chất của việc không quá tự hào hay quá tự tin về bản
thân hoặc khả năng của mình.”
- Cái gì cơ? mấy
người đùa tôi à?!!
Nếu cần thì bạn
hãy tua lại đoạn ghi âm này đi. Hãy nhìn lại hai định nghĩa trên và thử tìm ra
xem có điểm nào trong đó thực sự mang lại lợi ích gì.
Khiêm nhường
không phải là trạng thái tự nhiên của con người. Trẻ con sinh ra vốn cảm nhận
rõ ràng về tầm quan trọng của bản thân. Những đứa trẻ vốn yêu thương chính mình
và tự nhiên cảm thấy tự hào về bản thân, cần phải được dạy dỗ để trở nên khiêm
nhường. Và cái “sự dạy dỗ” để trở nên khiêm nhường đó là một hành vi vô cùng
tàn nhẫn về mặt cảm xúc. Nó giống như phiên bản tinh thần của hủ tục bó chân
Trung Hoa vậy.
Bạn hỏi: Làm thế
nào người ta “giáo dục” trẻ con để trở nên khiêm nhường?
- Là khiến chúng
cảm thấy xấu hổ khi tự hào về bản thân mình.
- Là khiến chúng
cảm thấy xấu hổ khi có những mong muốn hay nhu cầu trái với mong muốn và nhu cầu
của người khác.
Người ta nói với
chúng những câu như: “Thế giới này không có xoay quanh con đâu”, và “Con tưởng
con là ai vậy?!”
Lòng tự trọng của
đứa trẻ phải bị bào mòn đi thì mới tạo ra được sự khiêm nhường.
Ngoài ra, khiêm
nhường còn mâu thuẫn trực tiếp với một trong sáu nhu cầu căn bản của con người,
đó là Nhu cầu về sự Quan trọng.
Chúng ta cần cảm
giác quan trọng, không chỉ là muốn có nó. Vậy nên, để một người trở nên khiêm
nhường, họ phải từ chối một trong những nhu cầu sâu xa nhất của mình. Những người
không có cảm giác về sự quan trọng của bản thân thường sống trong trạng thái tự
căm ghét chính mình. Họ sống một cuộc đời bất hạnh, nếu họ còn tiếp tục sống. Bởi
vì những người thiếu cảm giác quan trọng là nhóm người có nguy cơ tự sát cao nhất.
Vậy tại sao
chúng ta, với tư cách là một loài, lại sợ hãi điều này đến thế?
Vì chúng ta
không hiểu rằng: Cảm nhận về tầm quan trọng của bản thân không đồng nghĩa với cảm
giác “quan trọng hơn” hay “kém quan trọng hơn” người khác. Chúng ta nghĩ rằng cảm
thấy mình quan trọng là điều gây rắc rối cho xã hội. Và đó là lúc sự khiêm nhường
bắt đầu…
Trong vài năm đầu
đời, nhu cầu của một đứa trẻ hoàn toàn được cha mẹ đáp ứng. Trẻ quen với điều
đó. Nhưng đến khi trẻ khoảng 2 tuổi và bắt đầu có thể tự đi lấy bình sữa hoặc tự
làm những việc đơn giản, chúng vẫn quen với mô hình cũ là “mẹ làm tất cả cho
con.” Thế là trẻ tiếp tục làm điều chúng luôn làm, yêu cầu cha mẹ đáp ứng nhu cầu
của mình. Nhưng lần này, vì cha mẹ biết rằng con mình có thể tự làm được, họ bắt
đầu có phản ứng cảm xúc tiêu cực với yêu cầu đó.
Cha mẹ cảm thấy
như đứa trẻ đang cư xử một cách “đòi hỏi” hay “tự cho mình là trung tâm”. Họ
tin rằng đứa trẻ đang nghĩ rằng mong muốn của mình quan trọng hơn mong muốn của
cha mẹ. Và khi cha mẹ cảm thấy con mình cho rằng nó quan trọng hơn mình, họ phản
ứng bằng cách làm cho con cảm thấy xấu hổ. Đây chính là lần đầu tiên trong đời,
một đứa trẻ bị làm cho xấu hổ vì cảm thấy mình quan trọng. Từ đó, hành vi của
cha mẹ với con thay đổi, từ “Mẹ sẽ chăm lo cho con” chuyển sang “Sao con lại
đòi hỏi mẹ nhiều như vậy?!”
Đứa trẻ không hiểu
tại sao tầm quan trọng của nó lại bị hạ thấp như thế. Nó bối rối vì bị đối xử
như thể bản thân mình không còn xứng đáng với sự quan tâm. Nó bắt đầu nghĩ: “Có
lẽ mình thật sự có gì đó sai rồi…”
Đó chính là cách
hình thành nên một thái độ “khiêm nhường” trong một con người. Nhiều năm bị “dạy
dỗ để trở nên khiêm nhường” sẽ tạo ra một người lớn… khiêm nhường.
Tốt lắm, nhưng
cái giá phải trả là gì?
Chúng ta đã nuôi
lớn hình mẫu của một con người tự chối bỏ bản thân. Chúng ta có một người lớn sống
trong xung đột nội tâm, có thể hòa nhập với xã hội rất tốt, chắc chắn sẽ không
gây rắc rối gì cho người khác…nhưng sẽ tiếp tục duy trì những mối quan hệ có
tính chất lạm dụng cảm xúc, và chỉ đạt được một phần rất nhỏ những điều họ thực
sự mong muốn trong đời. Nhưng vâng, chắc chắn là ai cũng sẽ yêu quý họ. Ai cũng
sẽ trân trọng sự tử tế và khiêm nhường của họ…
Khiêm nhường phục
vụ cho ba kiểu người:
1. Những người
muốn duy trì quyền lực và vị trí quan trọng hơn người khác.
2. Những người
muốn bạn hạ mình để họ không cảm thấy tồi tệ về những thiếu sót của bản thân.
3. Những người
tin rằng cách duy nhất để duy trì trật tự xã hội là khiến tất cả mọi người giữ
cái nhìn thấp về giá trị bản thân.
Và đây chính là
nguồn gốc thực sự của “khiêm nhường”: Tôn giáo và Trật tự xã hội.
Nếu tôi muốn người
khác cư xử theo cách giúp tôi duy trì vị thế và quyền lực, tôi phải làm gì?
Tôi phải khiến họ
tin rằng họ không quan trọng. Tôi phải dạy
họ rằng cách duy nhất để được coi là “tốt” và được “yêu thương” là đừng quá tự
tin vào bản thân hay khả năng của mình. Tôi phải trừng phạt họ nếu họ hành xử tự
mãn hay kiêu hãnh. Và cuối cùng, tôi phải hù dọa họ rằng sau khi chết, những kẻ
nghĩ quá cao về bản thân sẽ bị trừng phạt.
Khiêm nhường
không phải là một đức hạnh, nó chỉ là lớp “đường phủ lấp lánh” nhưng mỏng manh,
che đậy cho sự nô lệ ngoan ngoãn, phục tùng.
Và phục tùng là
gì? - Phục tùng là sự sẵn sàng quá mức để phục vụ
hoặc làm hài lòng người khác.
“Quá mức” nghĩa
là gì? - Là người đó tự hy sinh bản thân mình.
Phục tùng phục vụ
cho những người muốn giữ vị thế cao hơn bạn. Nó duy trì trật tự xã hội. Nó phục
vụ chính phủ, phục vụ các tổ chức tôn giáo. Nó phục vụ cha mẹ muốn nắm quyền lực
trong gia đình. Nó phục vụ những người không đủ khả năng cảm thấy tốt đẹp về bản
thân mình, những người muốn bạn cư xử theo cách khiến họ thấy dễ chịu, thay vì
phải tự đối diện và chữa lành những xu hướng tự hủy của chính họ.
Sự thật vũ trụ: Mỗi
nguyên tử trong Vũ trụ này là một sự biểu hiện, một sự mở rộng, và là một phần
của Ý thức Thượng Đế. Nghĩa là bạn chính là một biểu hiện, một sự mở rộng, và
là một phần của Ý thức Thượng Đế. Bạn không thể tách rời khỏi Thượng Đế.
Bạn có nghĩ rằng
Thượng Đế sẽ “khiêm nhường”?
Thượng Đế sẽ tự
hạ thấp giá trị của chính mình ư?
Sẽ không công nhận
khả năng của chính mình ư?
KHÔNG!
Vậy thì tại sao bạn
lại phải làm thế?
Sẵn sàng đi sâu
hơn chứ?
Nếu bạn là một sự
mở rộng của chính Thượng Đế, thì khiêm nhường chính là sự báng bổ thực sự. Mọi
hành vi không xuất phát từ tình yêu bản thân và sự tôn vinh bản thân đều là
báng bổ.
Tầm quan trọng
là gì?
Tầm quan trọng
là trạng thái, là thực tế của việc có ý nghĩa hoặc giá trị lớn. Tầm quan trọng không
liên quan đến so sánh. Nó không phải là “hơn” hay “kém” người khác.
Bạn không quan
trọng sao?
Bạn không có giá
trị sao?
Tại sao không tự
tin vào bản thân và khả năng của mình?
Tại sao không tự
hào về chính mình?
Bạn đã được dạy
rằng tự tin sẽ làm tổn thương người khác, nhưng không phải vậy. Nó chỉ làm tổn
thương bạn, khi bạn không trân trọng giá trị và khả năng của mình.
Khiêm nhường sẽ
giữ bạn nhỏ bé mãi mãi. Nó sẽ khiến bạn chỉ sống được một nửa cuộc đời mà bạn đến
đây để sống, nếu bạn còn may mắn…
Sự thật là: Bạn
có giá trị và tầm quan trọng hơn những gì bạn từng biết. Bạn giống như một mảnh
kính màu trong tranh kính nghệ thuật, và bức tranh ấy sẽ không bao giờ hoàn chỉnh
nếu thiếu bạn. Không có điểm nhìn nào trong Vũ trụ này giống như bạn, chưa từng
có, và sẽ không bao giờ có.
Vũ trụ cần bạn để
mở rộng chính mình.
Vũ trụ cần bạn để
hiểu rõ chính nó.
Nói rằng bạn là
“Con của Thượng Đế” thậm chí còn là một sự nói giảm, bởi vì bạn không thể tách
rời khỏi Thượng Đế.
Và hãy tự hỏi:
Con bạn quan trọng với bạn đến mức nào?
Vậy có thể nào…
bạn cũng quan trọng với Vũ trụ đến như vậy?
Hãy xóa bỏ khái
niệm "khiêm nhường" đi, nó chưa từng mang lại điều tốt lành nào. Tất
cả những gì nó từng làm là khiến bạn xa rời bản thân, và đặc biệt là xa rời việc
nhận ra và trải nghiệm thần tính của chính mình.
Hãy cho phép bản
thân nhận ra khả năng của mình.
Hãy cho phép bản
thân phát triển lòng tự tin.
Hãy quan sát điều
gì xảy ra khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn về chính mình.
Hãy quan sát điều
gì xảy ra khi bạn bắt đầu công nhận, thể hiện, và thực sự tôn vinh khả năng,
thành tựu và vẻ đẹp của chính mình.
Hãy quan sát điều
gì xảy ra khi bạn cho phép bản thân thực sự cảm nhận được tầm quan trọng của
mình.
Chúc bạn một tuần
tuyệt vời…
Tôi có một thử
thách nhỏ cho bạn hôm nay: Hãy vào phần bình luận bên dưới video này và viết ra
về khả năng của bạn. Thay vì tiếp tục “khiêm nhường”, hãy thể hiện cho cả thế
giới biết bạn giỏi điều gì.
Hãy thể hiện… tầm
quan trọng của chính bạn.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=8e3yZG7xt4o
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.