Swaruu Transcripts 1626
CHÍNH PHỦ - DEEPFAKES - CÁC CHIẾN DỊCH
TÂM LÝ CHÍNH THỨC – TIN GIẢ - RED AGARTHA
22-10-2024
Chào các bạn, rất
vui được gặp lại các bạn trong cộng đồng tuyệt vời này. Tôi phải nói thật là
tôi không biết cách lên lịch phát trực tiếp, nên cứ ngồi xuống, bấm ghi hình rồi
xem thử có gì xảy ra. Hôm nay tôi mang đến một bài viết rất thú vị, trong đó
chúng ta sẽ thấy được cách mà các quốc gia sử dụng truyền thông để dẫn dắt nhận
thức của nhân loại theo ý họ muốn. Họ dẫn dắt nhận thức. Có vài chi tiết lặt vặt
ở đây không quan trọng, điều quan trọng là thông tin.
Chúng ta ngày
càng thấy rõ rằng mạng xã hội đang trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với các phương
tiện truyền thông truyền thống như truyền hình. Nói thật thì truyền hình đã lỗi
thời rồi, ai cũng dùng mạng xã hội để cập nhật thông tin. Nhiều nhà sáng tạo nội
dung bây giờ hoàn toàn độc lập với các “câu chuyện chính thức”. Và vấn đề ở đây
là khiến người ta hoang mang đến mức không phân biệt được cái gì là thật, cái
gì là giả. Mục tiêu là khiến người ta hoang mang. Một khi đã hoang mang, thì phải
dẫn dắt nhận thức, đừng để người ta thoát khỏi vòng kiểm soát.
Chúng ta bắt đầu
nhé, tôi có bài viết ở đây. Tiêu đề là: Deepfakes* của chính phủ, các chiến dịch tâm lý.
*
Deepfake là phương tiện tổng hợp đã được điều khiển bằng kỹ thuật số để thay thế
chân dung của người này bằng chân dung của người khác.
Lực lượng đặc
nhiệm Hoa Kỳ muốn sử dụng, tôi nhắc lại, muốn sử dụng deepfakes cho các chiến dịch
tâm lý học. À không, họ nói “muốn” là để che đậy, chứ thật ra là họ đã đang
dùng rồi, đang triển khai thật sự rồi.
Chỉ cần nhìn vào
cách YouTube kiểm duyệt hàng loạt kênh, mọi cách có thể, để buộc các nhà sáng tạo
nội dung tự kiểm duyệt. Đó là điều họ muốn. Nhìn lại vài năm trước là rõ. Lực
lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ muốn sử dụng deepfakes cho các chiến dịch tâm lý học.
Trong khi đó, chính phủ Hoa Kỳ đã dành nhiều năm để cảnh báo rằng deepfakes có
thể gây mất ổn định cho các xã hội dân chủ.
Ngày càng dễ
dàng để tạo một video deepfake. Tôi sẽ cho các bạn thấy ngay bây giờ. Bộ chỉ
huy tác chiến đặc biệt Hoa Kỳ, đơn vị chịu trách nhiệm về một số hoạt động quân
sự tuyệt mật nhất của nước này, đang chuẩn bị thực hiện các chiến dịch tuyên
truyền và đánh lừa trên Internet. Chiến dịch tuyên truyền và đánh lừa, mà thật
ra đã diễn ra rồi. Tất cả đều dựa vào video deepfake, theo các tài liệu hợp đồng
liên bang được The Intercept xem xét.
Nói cho dễ hiểu:
các bạn có từng thấy những video mà, ví dụ tôi đứng ở đây, và bên cạnh là tổng
thống của một quốc gia nào đó? Khi tôi vung tay, tổng thống cũng vung tay như
tôi. Tôi cử động miệng hay làm biểu cảm gì, tổng thống cũng làm y hệt. Tất cả
là do tôi điều khiển, có thể là nhờ máy tính mạnh chạy phần mềm đơn giản, hoặc
phần mềm mạnh chạy trên máy tính thường. Và rồi, không cần hiểu biết gì nhiều,
chỉ cần phần mềm là có thể tạo nội dung hoàn toàn giả.
Không chỉ hình ảnh,
mà giọng nói của nhân vật chính cũng ngày càng dễ bị giả mạo. Thật sự sẽ rất
khó phân biệt thật - giả. Bởi vậy tôi mới hay nhắc các bạn hãy theo dõi tôi
trên mạng xã hội, vì tôi linh cảm một làn sóng kiểm duyệt cực mạnh đang đến gần.
Hãy theo dõi tôi trên Telegram, X (Twitter), và tất cả các kênh khác, vì những
gì sắp xảy ra sẽ rất khủng khiếp.
Các kế hoạch này
còn bao gồm việc hack thiết bị, bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng đều có thể
bị hack để theo dõi, nhằm đánh giá mức độ dễ bị tuyên truyền của người dân ở
các quốc gia khác. Họ sẽ nhồi quảng cáo và tin giả ở khắp nơi. Điều này xảy ra
đúng vào lúc cả thế giới đang tranh luận gay gắt về các chiến dịch thông tin
sai lệch công nghệ cao, tính hiệu quả và đạo đức của việc sử dụng chúng.
Mạng xã hội thật
sự có thể làm lung lay cả một chính phủ. Trong khi chính phủ Hoa Kỳ liên tục cảnh
báo về nguy cơ của deepfakes và tin giả, và công khai phát triển công cụ để chống
lại chúng, thì tài liệu từ Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt, gọi tắt là SOCOM, lại
cho thấy điều ngược lại. SOCOM là viết tắt của Bộ
chỉ huy tác chiến đặc biệt. Tài liệu đó là một ví dụ gần như chưa từng có tiền
lệ về việc một chính phủ công khai ý định sử dụng công nghệ gây tranh cãi này
cho mục đích tấn công. Tạo hình ảnh, tạo video, tạo giọng nói, họ sẽ dùng tất cả
theo ý đồ chính trị của chính phủ đương nhiệm.
Tham vọng tuyên
truyền “thế hệ mới” của SOCOM được mô tả trong một tài liệu mua sắm, liệt kê những
năng lực họ muốn có trong tương lai gần và mời chào các bên thứ ba gửi đề xuất
xây dựng.
Ví dụ: các kênh
YouTube được lập ra chỉ để phát tán thông tin sai lệch, với các nhân vật trông rất
thật nhưng thật ra không có thật, là nhân vật ảo. Mà những gì sắp xảy ra sẽ rất
khủng khiếp, các bạn sẽ thấy.
Khi nói đến
thông tin sai lệch, Lầu Năm Góc không định chống lại lửa bằng nước, mà muốn chống
lại lửa bằng lửa, nghĩa là chống lại tin giả bằng nhiều tin giả hơn. Và như vậy,
sự thật sẽ bị nhấn chìm trong đại dương thông tin sai lệch.
Chris Meserole,
trưởng nhóm sáng kiến AI và công nghệ mới nổi tại Viện Brookings, nói với The
Intercept rằng:
“Trong thời điểm mà tuyên truyền kỹ thuật số
đang lan rộng trên toàn cầu, Mỹ nên nỗ lực hết sức để củng cố nền dân chủ, bằng
cách thúc đẩy sự ủng hộ với các giá trị chung về sự thật và thực tế.”
Nhưng rõ ràng lại
quay về câu hỏi cũ: Ai là người quyết định điều gì là thật và điều gì là giả?
Ai? Có phải chính các chính phủ, những kẻ đối đầu với người dân, lại là kẻ quyết
định cái gì là thật không? Có phải các phương tiện truyền thông chính thức, mà
chúng ta đều thấy rằng càng "chính thức", càng "chính phủ",
thì lại càng có xu hướng sai lệch, thậm chí là bịa đặt?
Chính phủ biết
rõ rằng họ đang dần mất kiểm soát mọi thứ. Sẽ có những tin tức tuyệt vời, gây sốc
xuất hiện, nhưng cũng sẽ có những kẻ chuyên làm tin giả chỉ vì họ không có gì
làm, không có việc làm, không có cuộc sống, và đơn giản là họ thích bịa ra tin
giả để xem thiên hạ phản ứng thế nào. Và rồi, chính phủ cũng nhảy vào, ngập
tràn mạng xã hội bằng các tin giả chính phủ.
Vậy thì, làm sao
chúng ta còn biết được cái gì là thật, cái gì là giả? Làm sao để biết, các bạn?
Hãy để lại ý kiến
dưới phần bình luận nhé.
Bài viết tiếp tục
nói rằng: họ làm điều ngược lại, khiến mọi thứ trở nên đáng ngờ, hoài nghi hóa
toàn bộ nội dung và thông tin. Nghĩa là, mọi thứ sẽ bị nghi ngờ, và lúc đó chỉ
có chính bạn, với cấp độ nhận thức của mình, mới có thể quyết định điều gì là
thật và chịu trách nhiệm với lựa chọn đó.
Dù thật hay giả,
cuối cùng thì deepfakes cũng đang bào mòn nền móng của chính nền dân chủ.
Nếu deepfakes được
dùng trong các chiến dịch quân sự hay tình báo đặc biệt, thì việc sử dụng chúng
phải chịu sự giám sát và xem xét nghiêm ngặt.
Tháng 10 vừa
qua, mà thật ra bây giờ vẫn đang là tháng 10, SOCOM âm thầm công bố phiên bản cập
nhật danh sách “mong muốn” của họ, với một mục mới…
SOCOM, ví dụ
như, những “mong muốn” kiểu: tôi muốn vật liệu quân sự, tôi không rõ, có thể là
laser, vũ khí siêu âm… tức là vũ khí để đáp ứng nhu cầu của họ. Và trong số những
nhu cầu đó, họ nói rằng họ muốn một phân mục về công nghệ tiên tiến để sử dụng
trong các hoạt động hỗ trợ thông tin quân sự. Tức là, cần hỗ trợ thông tin quân
sự bằng thông tin giả, những thứ không có thật, để củng cố sứ mệnh của mình, giống
như kiểu “cờ giả”. Cũng là giả dối, nhưng giờ thì có hỗ trợ kỹ thuật thật sự.
Rõ ràng là nó sẽ có tác động đến thông tin quân sự, “tác động”, một cách nói nhẹ
nhàng của Lầu Năm Góc cho những nỗ lực toàn cầu về tuyên truyền và đánh lừa của
họ.
Vâng, cơ bản là
thế này: bạn thử tưởng tượng xem, bạn bị dội bom thông tin, toàn tin tức. Mà xu
hướng là cái gì bạn nghe đầu tiên thì bạn tin cái đó, cái đầu tiên luôn tạo tác
động mạnh nhất. Thế nên, nếu một tin giả được tung ra thật nhanh, nó sẽ gây sốc
và khiến mọi người tập trung vào nó, tin vào nó vì nó lan cực nhanh. Rồi sau
đó, một tin khác xuất hiện để bác bỏ tin ban đầu, thì bạn bắt đầu hoài nghi, vì
bạn không còn biết cái nào là thật nữa. Bạn đã thấy một tin giật gân, hình ảnh
gây sốc về một sự kiện nào đó mà họ nói là đang diễn ra, nhưng thực ra lại không
hề xảy ra. Rồi sau đó lại có một tin khác nói cái đó là bịa đặt.
Vậy nên bạn lúng
túng: “Tôi phải làm gì? Tôi tin cái gì? Tôi nên phản ứng thế nào? Tôi phải làm
gì đây?”
Bạn hiểu ý tôi
chứ? Họ tạo ra sự bất định, khiến bạn không biết đâu là thật đâu là giả. Và bạn
không thể biết được gì cả.
Quan trọng: đoạn
được thêm vào mô tả mong muốn của SOCOM trong việc có được những phương tiện mới
và cải tiến để tiến hành các chiến dịch gây ảnh hưởng, như các hoạt động gây ảnh
hưởng, lừa đảo kỹ thuật số, gián đoạn truyền thông (tức là cắt internet của bạn),
tuyên truyền sai lệch… ở cả cấp độ chiến thuật và điều hành. Họ nói thẳng là
đang muốn làm mấy cái chiến dịch tuyên truyền sai lệch đấy.
SOCOM đang tìm
kiếm một khả năng thế hệ mới để thu thập dữ liệu rời rạc thông qua các dòng
thông tin công khai và mã nguồn mở, ví dụ như mạng xã hội, truyền thông địa
phương, v.v... nhằm giúp MISO (cơ quan
thông tin quân sự tâm lý) thiết kế và điều phối các hoạt động gây ảnh hưởng
trực tiếp. Với mỗi quốc gia, họ sẽ tạo ra nội dung có “hương vị địa phương” để dễ
dàng thao túng hơn.
SOCOM thường hoạt
động trong bóng tối, nhưng danh tiếng công khai và hiện diện toàn cầu của họ lại
rất quan trọng. Họ bao gồm các đơn vị tinh nhuệ từ lục quân, thủy quân lục chiến,
hải quân và không quân. Đây là đội ngũ chỉ huy các chiến dịch quân sự nhạy cảm
nhất của quốc gia mạnh nhất thế giới, những chiến dịch “chính xác như phẫu thuật”,
để dẫn dắt nhận thức của đối phương, định hướng suy nghĩ của dân chúng, nhồi
nhét các thông điệp tiềm thức, v.v.
Mặc dù các lực
lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ thường được biết đến với những hành động táo bạo, lịch sử
của họ là chuỗi dài các nhiệm vụ bí mật, phá hoại và tuyên truyền, thì tham vọng
tung tin giả thế hệ mới của SOCOM thực ra chỉ là phần mở rộng trong lịch sử dài
đầy thủ đoạn của bộ máy quân sự và tình báo Hoa Kỳ.
SOCOM hiện đang tiếp
nhận các đề xuất về những năng lực như vậy cho đến năm 2025, tức là họ đã bắt đầu
nhận hồ sơ rồi. À mà nhân tiện, như các bạn biết, tôi có một kênh YouTube mới
tên là Nous Noble, nếu bạn muốn tham gia hôm nay, hãy nhắn cho tôi qua Instagram,
kênh Despejando Enigmas. Bạn nhắn, ví dụ: “Này
Robert, tôi muốn nói về tin này.” Cứ viết cho tôi nhé.
Dù SOCOM đã điều
phối các chiến dịch gây ảnh hưởng nước ngoài trong nhiều năm, nhưng các chiến dịch
lừa dối này hiện đang bị giám sát kỹ lưỡng trở lại.
Vào tháng 12,
The Intercept đưa tin rằng SOCOM, vào tháng 12, không rõ khi đó là Twitter hay
X nữa, đã thuyết phục Twitter (vi phạm chính sách nội bộ của họ) để cho phép mạng
lưới tài khoản giả hoạt động trong nền tảng này. Mạng lưới đó lan truyền tin giả
với độ xác thực rất đáng ngờ, trong đó có thông tin cho rằng chính phủ Iran đang
đánh cắp nội tạng của dân thường Afghanistan.
Dù chiến dịch
tuyên truyền trên Twitter này không dùng deepfake, nhưng như bạn thấy, các nhà
nghiên cứu phát hiện rằng các nhà thầu của Lầu Năm Góc đã dùng avatar (hình đại diện) do AI tạo ra. Giống như
tôi nói trước đó: họ dùng những nhân vật không có thật, kiểu như tôi đang ở đây
nói chuyện, còn người mà tôi muốn tấn công thì cũng xuất hiện với hình ảnh, lời
nói... nhìn y như thật, nhưng tất cả là giả.
Và bạn thấy thế
là bạn sẽ tin, bởi bạn nghĩ mình đang thấy tổng thống của mình nói cái này cái
kia, trong khi thật ra ông ta không hề nói gì cả, chỉ là một sản phẩm deepfake.
Họ phát hiện rằng
các nhà thầu Lầu Năm Góc dùng avatar do máy tạo ra để làm cho các tài khoản giả
trông thật hơn. Họ tạo tài khoản rồi phát tán thông tin giả khắp nơi. Và chắc
chắn có người sẽ hỏi: “Nhưng mà Robert, làm sao mà họ qua mặt được mọi người?”.
Rất đơn giản, bạn sẽ thấy ngay thôi.
Chúng ta đang
nói về những người trong đơn vị đặc nhiệm, những người đứng đầu trong các hoạt
động đặc biệt. Bạn nghĩ xem, họ sẽ tung những chiêu đầu tiên ở đâu? Ở kênh nào?
Bạn nghĩ họ sẽ chọn những kênh nào?
Tôi biết bạn
đang nghĩ gì, và bài báo đã nói rõ.
Về thông tin giả,
bạn biết rồi đấy, có các kênh độc lập, hoàn toàn độc lập; rồi có kênh độc lập
chính thức, tức là bạn tưởng là độc lập nhưng thực ra là có kiểm soát; và sau
cùng là kênh chính thức, từ nhà nước, nói rằng đừng tin bất cứ điều gì từ đó. Mấy
kênh “độc lập chính thức” kia thì vừa có thông tin thật, vừa có giả. Và cuối
cùng, chỉ còn lại một nhóm nhỏ thực sự độc lập, về lý thuyết, đó là nơi bạn có
thể nhận được thông tin gần với sự thật nhất.
Được rồi, các bạn
nghĩ họ sẽ gieo rắc thông tin, thông tin giả ở đâu? Rất đơn giản, họ sẽ gieo rắc
thông tin sai lệch đầu tiên, vì họ không ngu đâu, vào các nhóm thay thế, các
nhóm độc lập hoàn toàn, không phải chính thức. Tại sao ư? Vì họ biết rằng người
dân ngày càng mất lòng tin vào các phương tiện truyền thông chính thống, nên họ
sẽ tìm đến các kênh thay thế. Vậy nên, chính các phương tiện truyền thông thay
thế mới là mục tiêu bị tấn công, là nơi họ tung tin giả để những người trong đó
phát tán thông tin sai lệch. Sau đó, các loại tin tức kiểu như: ví dụ, họ sắp bắt
giữ Giáo hoàng, các bạn đã nghe tin đó chưa? Không à? Rằng họ sắp bắt Giáo
hoàng, hay rằng một tổng thống Hoa Kỳ sẽ bị tống vào tù, chẳng phải các bạn đã
nghe mấy tin kiểu đó rồi sao?
Đó là ví dụ về deepfake,
tức là họ nhắm vào các kênh độc lập, mà vô tình, ngây thơ, không điều tra kỹ, họ
nhận được một tin nào đó, và rồi các kênh này truyền đi, thế là xong, ầm ầm lan
truyền. Hiểu không? Họ đã nhồi được tin giả vào, và những người đó lại tiếp tục
lan rộng trong các kênh thay thế.
Sau đó là các
kênh "thay thế chính thức", bề ngoài có vẻ thay thế, nhưng thực ra là
chính thức, họ sẽ sao chép lại thông tin từ kênh thay thế hoàn toàn và phát lại.
Cuối cùng là các kênh truyền thông chính thống, vốn không bao giờ tin những gì
các kênh độc lập đưa ra, và họ sẽ nói đó là thuyết âm mưu, nói linh tinh,
v.v... Kết quả là, thông tin không đi tới đâu cả, chẳng nghiêng về bên này,
cũng chẳng về bên kia, nó cứ treo lơ lửng ở giữa.
Và cứ thế, nó
làm bạn xao nhãng, nhưng thực chất tất cả đều là tin giả. Một cú lừa để khiến bạn
chỉ tập trung vào đó, trong khi thật ra họ đang làm chuyện khác ở nơi bạn không
để ý, không phải trên truyền thông. Bạn sẽ thấy thông tin này trên bản tin
chính thức của tiểu bang, ví dụ vậy, họ đã thông qua điều luật nào đó trong lúc
bạn mải mê với một tin gây sốc. Hiểu chưa? Đó là nghệ thuật chiến tranh: thu
hút sự chú ý bạn vào một hướng và tấn công từ hướng khác, đó là cách chính phủ
hành động.
Nghe thì có vẻ
đơn giản, mà thực ra đúng là đơn giản, với những ai đã có một mức nhận thức nhất
định. Vì vậy, bạn phải thật cẩn trọng với tất cả thông tin, và chịu trách nhiệm
với những gì bạn tiếp nhận.
Rất đơn giản, rất
đơn giản, tiếp tục nhé, tôi không muốn kéo dài buổi phát trực tiếp này. Được rồi,
để khiến các tài khoản giả trông có vẻ thật hơn, họ nhét thông tin vào các kênh
độc lập, và những kênh đó, với thiện chí, truyền đi, vì nghĩ rằng, mà đúng là
thế, nhiều người muốn là người đầu tiên đưa tin. “Ôi, tôi là người đầu tiên
công bố tin này!” – kiểu như thế. Với những tin về tâm linh thì tôi cũng thích
nói là “chúng tôi là người đầu tiên chia sẻ,” nhưng với những tin liên quan đến
sức khỏe hay chính trị thì tôi không bao giờ muốn nói điều đó, tôi không muốn
dính dáng gì, vì đã có cả một hệ thống thông tin giả được thiết kế để người ta
mắc bẫy. Hiểu ý tôi không? Vì vậy, các bạn phải thật cẩn thận và có trách nhiệm
với những thông tin mà mình tiếp nhận. Mạng xã hội rất có sức mạnh, hơn những
gì nhiều người tưởng. Chúng có thể làm lung lay cả một chính phủ, đúng hay sai
thì tôi không rõ.
Rồi, quay lại
tài liệu, bản cập nhật năng lực hiện tại cho thấy rằng SOCOM muốn đẩy mạnh các
chiến dịch đánh lừa trên Internet, đánh lừa trên mạng, bằng cách sử dụng video
deepfake, và ngày càng dễ làm hơn.
Deepfake thế hệ
mới, quan trọng là phương pháp ngày càng hiệu quả để tạo ra các video kỹ thuật
số giả mà trông rất thật, sử dụng công nghệ học máy (machine learning). Lực lượng
đặc nhiệm sẽ dùng các hình ảnh giả này để tạo thông điệp và tác động đến các
chiến dịch thông qua các kênh phi truyền thống, họ nói rõ như vậy.
Họ sẽ nhấn chìm
các kênh hoàn toàn thay thế, thường bị gán là “thuyết âm mưu”, trong làn sóng
thông tin sai lệch. Và gây ảnh hưởng qua các kênh phi truyền thống, những kênh
vốn có ảnh hưởng rất mạnh. Tài liệu còn ghi rõ: nhìn chung, người dân có xu hướng
tin vào mọi thứ đến từ các kênh chính thức và chính phủ. “Nếu tổng thống nói vậy,
nếu chính phủ tôi nói vậy, thì chắc là thật.” Nhiều người tin như thế.
Tuy nhiên, những
kẻ điều khiển nhận thức lại nói: “Tốt, nhưng chúng tôi biết còn có một nhóm người
không tin vào các kênh chính thức và chính phủ.” Và với nhóm người đó, chính là
nơi mà các đợt tấn công được nhắm đến. Với những tin tức ngớ ngẩn, như việc
Giáo hoàng La Mã sắp bị bắt, hay ở đâu đó có chuyện gì kinh khủng, bạn hiểu ý
tôi không? Những loại tin tức không có một bằng chứng nào cả, nhưng cứ được lặp
đi lặp lại không ngừng.
Họ đang nhồi vào
đầu bạn những câu chuyện phi thực tế, mang lại hy vọng ảo. Họ bịa ra những viễn
cảnh khó tin, những hy vọng giả dối: rằng một con tàu mới sắp hạ cánh tại
Jerusalem, rằng chiếc áo choàng tím sắp rơi xuống, rằng chúng ta sắp được giải
phóng, luôn là cùng một mô-típ, và tất cả đều hướng tới các kênh phi chính thức,
tức là những kênh hoàn toàn thay thế.
Vậy thì chuyện
gì đang xảy ra? Từ bên ngoài, người nhìn thấy toàn bộ ván cờ sẽ nói: “Được rồi,
tôi đã kiểm soát tất cả mọi người, những người xem truyền thông chính thống của
chính phủ, và cả những người đã ‘thức tỉnh’, những người tìm đến các kênh thay
thế, tôi cũng kiểm soát luôn. Họ đều bị phân tâm, không còn biết đâu là thật
đâu là giả. Họ rối tung cả lên, thậm chí còn đấu đá nhau. Tức là tôi có tất cả
trong tay. Và từ bên ngoài, tôi điều khiển mọi thứ. Thấy không? Nhưng chuyện
này không mới gì đâu, nó đã xảy ra từ lâu rồi.”
Tôi từng nghe
nhiều người nói: “Nguồn thông tin của tôi là người này người kia”, và tôi nghĩ:
“Người đó á? Nhưng người đó chuyên phát tán thông tin giả mà!” Nghe thật khó
tin, nhưng đúng là có những người chuyên phát tán tin giả. Mọi người cần hiểu
rõ rằng mạng xã hội đã bị xâm nhập bởi các đặc vụ của CIA và những cơ quan ba
chữ cái khác. Họ đang thao túng nhận thức của những người mà lẽ ra phải tỉnh
táo hơn. Vì thế, điều quan trọng là mọi người cần phải ý thức được điều này.
Hãy chia sẻ buổi
livestream này đi, vì có rất nhiều điều hay ho được nói ra ở đây. Chia sẻ không
tốn gì cả, hoàn toàn miễn phí. Và nhớ đăng ký theo dõi nhé.
Mặc dù ban đầu
deepfake chỉ đơn thuần được dùng để giải trí, như kiểu “nhìn nè, làm meme** này
vui ghê”, nhưng ngoài meme ra, nó còn có thể dùng để
làm những chuyện vô cùng nguy hiểm.
**
Meme: là từ viết tắt trong cụm từ Hy Lạp là Mimeme và cách phát âm đúng chuẩn
là Mim chứ không phải đọc là Me-me như nhiều người vẫn gọi. Thuật ngữ Meme được
sử dụng để chỉ 1 video, hình ảnh hay 1 câu nói từ nhân vật trong phim, truyện
và có sự ảnh hưởng rộng rãi.
Tiềm năng cho
các ứng dụng xấu là hoàn toàn có thật, đây không phải chuyện bịa. Ví dụ, khi
Nga mới bắt đầu xâm lược Ukraine, đã có một đoạn deepfake chất lượng kém lan
truyền trên mạng xã hội, cho thấy tổng thống Ukraine... xin lỗi... xuất hiện và
ra lệnh cho quân đội đầu hàng. Tưởng tượng xem: bạn là một người lính, thấy tổng
thống mình lên video kêu gọi buông súng đầu hàng, nếu bạn không biết gì về công
nghệ deepfake thì sao? Bạn sẽ nghĩ: “Ủa, tổng thống bảo vậy thì mình phải nghe
chứ.” Video có cả hình ảnh ông ấy, giọng nói ông ấy, vợ ông ấy đứng phía sau, rất
thuyết phục.
Bạn thử tưởng tượng
đi: bạn đang ở một vị trí chiến lược và bị bắn phá bằng tuyên truyền kiểu đó, “đầu
hàng đi, chiến tranh kết thúc rồi”, rồi bạn tin, bạn bước ra với cờ trắng... và
bị bắt, và họ nói: “Trò đùa thôi mà.” Đó là chiến thuật chiến tranh.
Kết quả là đến một
lúc, bạn chẳng còn biết đâu là thật, đâu là giả nữa. Đó là tình trạng hiện tại.
Còn gì nữa nhỉ? Gác lại các tranh cãi đạo đức, vấn đề hợp pháp của việc quân sự
hóa công nghệ trong xung đột vẫn còn bỏ ngỏ. Giống như chiến dịch tung tin giả
của các chính phủ nước ngoài, Mỹ trong vài năm qua đã liên tục cảnh báo rằng
deepfake là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia.
Chính phủ Mỹ đã
nhiều lần cảnh báo rằng việc cố ý dùng deepfake để đánh lừa người dân có thể
gây ra tác động cực kỳ bất ổn với xã hội. Mọi người còn nhớ vài năm trước có một
hình ảnh lan truyền cho thấy Lầu Năm Góc bị cháy không? Có tin đồn là có tên lửa
tấn công vào Lầu Năm Góc. Tin đó lan tràn khắp Twitter, tôi nhớ rất rõ. Nó xuất
hiện trên khắp mạng xã hội, và sau đó mới có người phát hiện ra: hình ảnh đó được
tạo bằng trí tuệ nhân tạo. Hình ảnh (hoặc video) đó trông rất thật, Lầu Năm Góc
bốc cháy, xe cứu thương la liệt, nhưng hóa ra là một cú lừa công nghệ cao.
Bài báo còn viết
thêm: ở cấp liên bang, cuộc thảo luận chỉ tập trung vào mối đe dọa từ deepfake
do nước ngoài tạo ra có thể gây hại cho nước Mỹ, chứ không nói đến chuyện ngược
lại. Tuy nhiên, tài liệu từ các hợp đồng trước đó cho thấy SOCOM đã tìm kiếm công nghệ phát hiện các chiến dịch
deepfake trên mạng, tức là tăng cường sức mạnh của thông tin giả bằng cách kết
hợp với deepfake, và họ đang muốn phát triển công nghệ để phát hiện ra điều
này. Nhưng điều đó cực kỳ khó. Và giờ đây, họ cũng muốn tự tung ra deepfake của
riêng mình, lấy độc trị độc.
Một điểm đáng
chú ý khác trong tài liệu là SOCOM muốn tinh chỉnh chiến dịch tuyên truyền tấn
công bằng cách theo dõi đối tượng mục tiêu. Tức là họ muốn theo dõi người dân
qua các thiết bị kết nối Internet, ví dụ như điện thoại di động, ô tô điện, bất
cứ thứ gì có chữ “smart” (thông minh):
smartphone, smart TV, smart tủ lạnh, smart máy pha cà phê... tất cả đều đang
theo dõi bạn và tạo ra hồ sơ cá nhân của bạn.
Có người nói:
“Tôi không dùng thẻ ngân hàng, nên chẳng ai biết gì về tôi.” Ờ, đúng là họ
không biết giao dịch của bạn. Nhưng họ biết bạn thích gì, quan tâm gì, vì bạn
đang để lại dấu vết ở khắp nơi trên mạng xã hội.
Nhân tiện, tôi
có kênh YouTube tên Nous Noble, các bạn được mời tham gia. Nếu muốn thảo luận
những chủ đề như thế này, hoặc về Liên đoàn thiên hà, thì có thể nhắn tôi qua
Instagram của kênh Despejando Enigmas. Cảm ơn các bạn. Và nhớ rằng tôi là người
bạn, người dẫn chương trình của các bạn, tôi luôn ở đây. Nhớ theo dõi tôi không
chỉ trên Twitter, mà cả trên các kênh khác nữa. Đừng quên nhé!
Tài liệu còn nói
thêm: họ mô tả đây là công nghệ thế hệ mới có khả năng kiểm soát thiết bị IoT
(Internet vạn vật) để thu thập dữ liệu từ cộng đồng địa phương, nhằm phân tích
và xác định loại thông điệp nào có thể được công chúng chấp nhận. Họ dò, đo sở
thích của dân chúng để sau đó dễ thao túng hơn. Tài liệu nói rằng khả năng theo
dõi mục tiêu tuyên truyền sẽ giúp MISO tạo ra thông điệp dễ tiếp nhận hơn với
dân địa phương.
Năm 2017,
WikiLeaks đã công bố tài liệu bị rò rỉ từ CIA, cho thấy CIA đã có công nghệ
tương tự: chiếm quyền kiểm soát thiết bị gia dụng. Tức là camera máy tính xách
tay của bạn có thể bị bật lên mà bạn không biết. Camera điện thoại, camera
tivi, nếu bạn có một chiếc tivi khổng lồ với camera và YouTube, bạn đang ngồi
đó với vợ, người yêu, hoặc bất cứ ai, thì hãy tưởng tượng xem... họ có thể đang
quan sát bạn từ đó.
Lúc đó bạn đang
làm việc riêng của mình, đúng không? Này nhé, có một gã nào đó đang quay phim bạn
đấy, đang ghi hình bạn đấy, bạn thấy thế nào? Bạn thấy sao? Và rồi, với tất cả
những điều đó, khi họ đã biết được sở thích, thị hiếu của bạn, hãy cẩn thận. Luôn
luôn phủ một tấm vải trắng hoặc đen lên trên tivi, lên trên tất cả các thiết bị
mà bạn có. Nghe lời tôi đi, thật đấy.
Rồi, điều quan
trọng là... à không, đoạn này vẫn là nội dung của bài viết. Công nghệ phía sau
các video bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017, nhờ vào sự kết hợp giữa
phần cứng máy tính giá rẻ, nghĩa là bạn không cần đến những thiết bị đắt tiền,
và các bước tiến trong nghiên cứu học máy. Các video deepfake thường được tạo
ra bằng cách đưa hình ảnh của một cá nhân vào máy tính, sau đó dùng phân tích
máy tính để gắn một hình ảnh mô phỏng lên khuôn mặt người khác. Ví dụ, bạn di
chuyển thì hình ảnh kia cũng mô phỏng chuyển động y hệt.
Một khuôn mặt rất
giống thật sẽ bắt đầu di chuyển, chớp mắt, mở miệng, đúng chính xác những gì bạn
đang làm. Bạn có thể tự tìm thấy những thứ này trên Internet. Khi phần mềm đã
được huấn luyện đủ, người dùng có thể tạo ra hình ảnh thật của một người đang nói
hoặc làm gần như bất kỳ điều gì. Sự dễ sử dụng của công nghệ này và độ chính
xác ngày càng tăng đã khiến nhiều người lo ngại về một kỷ nguyên mới, nơi mà
công chúng không còn tin vào những gì họ thấy bằng mắt mình nữa.
Họ sẽ không biết
đâu là thật, đâu là giả. Dù các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook có quy định
chống lại deepfakes, nhưng với bản chất linh hoạt và liên kết chặt chẽ của
Internet, những thông tin giả được Lầu Năm Góc tung ra cũng có thể quay trở lại
và lan truyền khắp nước Mỹ. Deepfake được tung ra, và rồi nó lan truyền nhanh
chóng đến mức quay lại chính đất nước họ, khiến dân chúng không còn biết đâu là
thật giả.
Bài viết tiếp tục:
nếu đây là một môi trường truyền thông phi truyền thống, thì có thể tưởng tượng
ra rằng hình thức thao túng này sẽ đi rất xa trước khi bị dừng lại hoặc bị một
cơ quan nào đó can thiệp. Đó là lời của Max Rizuto, một nhà nghiên cứu
deepfakes tại Phòng nghiên cứu pháp y kỹ thuật số thuộc Hội đồng Đại Tây Dương,
trong một cuộc phỏng vấn với The Intercept.
Khả năng gây tổn
hại đến xã hội là hoàn toàn có thật. Bài viết tiếp tục, tôi sẽ đọc thêm một
chút: SOCOM quan tâm đến việc triển khai các chiến dịch tung tin sai lệch, tức
là họ cố ý tạo ra thông tin giả. Mối quan tâm này xuất hiện sau nhiều năm căng
thẳng quốc tế về các video giả mạo và các hành vi lừa đảo kỹ thuật số từ các đối
thủ quốc tế. Mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy nỗ lực của Nga nhằm tác động
đến cuộc bầu cử năm 2016 có hiệu quả rõ rệt, nhưng Lầu Năm Góc vẫn bày tỏ sự
quan tâm đến việc tăng cường khả năng tuyên truyền kỹ thuật số của mình để
không bị tụt hậu, với SOCOM đóng vai trò then chốt.
Trong một phiên
điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào tháng 4 năm 2018, Tướng Kenneth E.Tovo thuộc Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt cho
biết trước các thượng nghị sĩ rằng lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ đang nỗ lực thu hẹp
khoảng cách trong lĩnh vực tuyên truyền. Nói cách khác, họ muốn chặn lại việc
này, nhưng chưa làm được. Ông ấy nói rằng họ đã đầu tư rất nhiều vào các chuyên
gia hoạt động tâm lý, tức là hoạt động chiến tranh tâm lý, phát triển các năng
lực mới, đặc biệt là để xử lý không gian số, phân tích mạng xã hội và nhiều
công cụ khác do SOCOM triển khai. Những công cụ này cho phép họ đánh giá không
gian mạng xã hội.
Họ đánh giá
không gian mạng, phân tích xu hướng, xem dư luận đang hướng về đâu. Nghĩa là,
ngoài việc định hướng nhận thức, họ còn muốn chắc chắn rằng ý kiến công chúng
đang di chuyển theo chiều hướng nào. Và sau đó, họ có thể tác động đến môi trường
đó bằng chính nội dung của họ. Họ thâm nhập khắp mọi nơi, vào mọi nhóm, nghiên
cứu đặc điểm từng nhóm, rồi tung ra thông tin của mình, ví dụ như làm mất uy
tín người khác.
Và rồi, thế là hỗn
loạn xảy ra, không ai biết gì nữa, chẳng còn gì là chắc chắn. Một người có uy
tín lại nói người kia là giả mạo, trong khi người kia lại là một người có sức ảnh
hưởng có hàng triệu người theo dõi, nói người mới là giả mạo. Thế thì làm sao
mà biết được điều gì là thật? Không thể biết được.
Đây là chiến tranh
thông tin, đúng là một sự hỗn loạn. Thật là điên rồ. Được rồi, các bạn để lại
bình luận nhé.
Mặc dù tuyên
truyền quân sự đã tồn tại từ thời chiến tranh đầu tiên, nhưng deepfakes lại thường
được coi là một mối đe dọa công nghệ đặc biệt, một dạng nguy hiểm độc nhất có
khả năng đe dọa nền văn minh. Theo một báo cáo, Lầu Năm Góc cũng đang nỗ lực mạnh
mẽ để chống lại các mối đe dọa deepfake từ nước ngoài. Theo một bản tin năm
2018, DARPA, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến, cơ quan nghiên cứu công
nghệ của quân đội Hoa Kỳ, đã chi hàng chục triệu đô la để phát triển các phương
pháp phát hiện hình ảnh deepfake. Những nỗ lực tương tự đang được tiến hành
trên toàn bộ Bộ Quốc phòng.
Và tôi phải nói
thêm rằng, giống như họ phát hiện, họ cũng chính là những người tạo ra. Họ vừa
phát hiện, vừa tạo ra. Rồi, tất nhiên, mọi người ở đây, hoặc gần như tất cả ,đều
từng nghe nói đến Photoshop, đúng không? Đều biết đến các trang web tạo hình ảnh
chất lượng cao. Vậy thì ai dám đảm bảo rằng quân đội không có công cụ của riêng
họ?
Tất nhiên rồi, với
hàng triệu đô và cả đống nguồn lực trong tay, bạn có thể làm được nhiều hơn rất
nhiều so với một công ty nhỏ bé chỉ nằm trong ga-ra, bạn hiểu ý tôi chứ? Bạn có
mọi thứ: tài nguyên, các nhà khoa học giỏi nhất, những người giỏi nhất trong số
những người giỏi. Bạn chỉ cần nói: “Tôi muốn một phần mềm có khả năng thao túng
hình ảnh và video, không được bán ra thị trường, nhưng phải có tất cả tính năng
như các sản phẩm hiện có trên thị trường, và tốt hơn, đến mức không thể bị phát
hiện bởi các chuyên gia pháp y hình ảnh giỏi nhất.” Không ai phát hiện được. Bạn
hoàn toàn có thể làm được. Chỉ cần vung tiền ra là xong. Không cần phải có kiến
thức chuyên môn gì cả.
Những phần mềm
thế hệ mới này chỉ cần bạn nói bạn muốn gì là họ sẽ tạo ra thứ đó cho bạn. Hiện
nay, trên mạng xã hội, bạn có thể tạo một bức ảnh, ví dụ, như tôi đang ngồi ở
đây, rồi bạn nói: “Tôi muốn bỏ kính ra.” Ngay lập tức, phần mềm sẽ xóa kính
trong thời gian thực. Bạn nói: “Tôi muốn thay học vị”, hoặc “Tôi muốn đổi áo cổ
lọ thành áo sơ mi kẻ caro”, hoặc “thay áo sơ mi thành áo thun cộc tay”, phần mềm
sẽ xử lý ngay lập tức. “Tôi muốn râu của mình chuyển sang màu đen.” Nó làm
ngay, trong thời gian thực.
Bạn chẳng cần biết
gì, chẳng cần đau đầu học cách dùng phần mềm thiết kế phức tạp. Bạn nói: “Tôi
muốn mình đang uống bia”, bạn không cần tự tạo hình ảnh đó, trí tuệ nhân tạo tự
làm luôn, thậm chí còn tính toán cả ánh sáng xung quanh cho phù hợp. Nói thật,
mọi thứ đang diễn ra thật kinh ngạc. Một vài ngày trước, tôi thấy có những phần
mềm chỉnh sửa video đang trong giai đoạn thử nghiệm beta, sắp được phát hành,
và bạn biết không? Ví dụ tôi đang nói tiếng Tây Ban Nha thế này, thì bạn chỉ cần
lưu video lại, chỉnh sửa một chút và nói: “Tôi muốn video này bằng tiếng Anh” –
thế là xong.
Chỉ cần nhấn một
nút, và bạn sẽ thấy chính mình đang nói tiếng Anh, phát âm cực chuẩn luôn. Giờ
bạn muốn video bằng tiếng Pháp? Cũng được luôn. Các phần mềm chỉnh sửa video mới
sắp tới sẽ làm được hết những điều đó. Tôi đã thấy rồi, nó thật sự quá ấn tượng.
Và điều đó sẽ tạo nên hỗn loạn, hỗn loạn thực sự.
Cá nhân tôi từng
mong muốn mình biết tiếng Anh để tiếp cận cộng đồng nói tiếng Anh, nhưng giờ
thì những công cụ này sẽ có sẵn cho tất cả mọi người, tất cả mọi người luôn, và
tôi cũng có thể làm nội dung bằng tiếng Anh.
Hãy theo dõi tôi
trên Twitch và các mạng xã hội khác.
Năm 2019, Rubio
và Thượng nghị sĩ Mark Warner, một đảng viên Dân chủ từ bang Virginia, hãy chú
ý kỹ điều này, họ đã viết thư cho 11 công ty Internet lớn của Mỹ, thúc giục họ
xây dựng chính sách phát hiện và gỡ bỏ các video giả mạo. Nhưng tất nhiên rồi,
chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra năm 2019, đúng không? Các bạn còn nhớ chứ?
YouTube đã xóa hàng nghìn, hàng nghìn video.
Những người này
xóa sạch mọi thứ, không chỉ các nội dung được tạo ra bằng AI, mà cả những gì do
con người nói ra, đơn giản chỉ vì chúng không phù hợp với “câu chuyện chính thống”.
Vậy thì điều gì xảy ra? Những người có góc nhìn khác sẽ bị xếp vào nhóm
deepfake và bị xóa sổ. Và bạn có thể thấy rất rõ ràng, không cần phải quá thông
minh, rằng các chính phủ không đứng về phía người dân. Điều này quá rõ ràng. Dù
là chính phủ cánh tả, cánh hữu, trên cao hay dưới thấp, chẳng có chính phủ nào
đứng về phía người dân cả. Rốt cuộc thì cũng đều giống nhau. Các bạn hiểu ý tôi
chứ? Không có lấy một chính phủ nào cả.
Để tôi đọc tiếp
cho các bạn: Nếu công chúng không thể tin tưởng vào các sự kiện hay hình ảnh
ghi lại, vì rõ ràng họ không còn biết cái nào là thật, thì như trong bức thư
nói, điều đó sẽ gây ảnh hưởng ăn mòn đến nền dân chủ của chúng ta. Tất nhiên rồi,
vì mọi người không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Bởi vì, nếu ngay
từ đầu, chúng ta đã xác định rằng mọi thứ đến từ các phương tiện truyền thông
chính thống hay từ chính phủ đều là giả dối, thì sau đó, cái gì mới là thật?
Chúng ta không còn biết nữa. Ngay cả các kênh tin tức thay thế cũng bị nhiễm độc
bởi hàng loạt thông tin sai lệch do chính họ đưa vào một cách có chủ đích. Vậy
thì bạn còn biết cái gì là thật nữa? Bạn không biết được. Bạn không thể biết được.
Trong Đạo luật Ủy
quyền Quốc phòng cho năm tài chính 2021, có một chỉ thị yêu cầu Lầu Năm Góc
hoàn thành một bản đánh giá tình báo về mối đe dọa từ các chính phủ nước ngoài
và các tổ chức phi chính phủ sử dụng hoặc tạo ra phương tiện bị thao túng bằng
máy, thường được gọi là deepfakes. Họ sử dụng phương tiện truyền thông và các
diễn viên để tung thông tin giả, có thể là các phát thanh viên, người có sức ảnh
hưởng, họ có thể không nói thật hoặc hình ảnh của bạn bị lấy để sử dụng. Bao gồm
cả cách những phương tiện này đã và có thể được sử dụng để thực hiện chiến
tranh thông tin.
Chỉ vài năm sau
đó, có vẻ như lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng đang chuẩn bị làm điều tương tự, nhiều
thông tin sai lệch hơn nữa, đối đầu với thông tin giả bằng... chính thông tin
giả. "Đây là một công nghệ nguy hiểm", Rifuto, một nhà nghiên cứu tại
Atlantic Council, đã nói, "nhưng không thể kiểm soát công nghệ này theo
cách mà chúng ta kiểm soát các loại nội dung khác trên Internet".
Vậy thì, rốt cuộc,
chúng ta sẽ tin vào điều gì đây?
Mỗi người, điều
này cũng đúng, mỗi người có thể diễn giải theo cách mình muốn. Người ta nói rằng
tất cả phụ thuộc vào ngữ điệu mà bạn đọc một tin tức, đúng không? Nhưng vấn đề
là, bạn sẽ không còn thấy người thật ra mặt để đọc nữa. Trí tuệ nhân tạo thì
không bị vấp khi nói, nó không ngập ngừng, nói trôi chảy.
Và không chỉ vậy,
nó còn có thể nói bằng hình ảnh một người mà bạn quen, một người thật. Và nếu người
đó, người mà bạn đặt trọn niềm tin, nói với bạn rằng ngày mai sẽ xảy ra một cuộc
khủng hoảng kinh tế, bạn có tin không? Một người mà bạn tin tưởng xuất hiện và
nói rằng ngày mai sẽ có khủng hoảng kinh tế. Rồi có ba, bốn người bạn đang theo
dõi cũng nói như vậy, tất cả đều bằng giọng nói thật, mặc trang phục khác nhau,
nhưng những thông điệp đó không đến từ các kênh chính thức, bạn sẽ thấy những
tin tức ấy được lan truyền trên mạng xã hội, chứ không phải truyền thông chính
thống.
Thế bạn sẽ làm
gì? Tin hay nghi ngờ? Chúng ta nên làm gì?
Mỗi người, điều
tôi đang nói ở đây, là rất đơn giản: Dù bạn có tin hay không, hãy có trách nhiệm
với những gì mình tiếp nhận. Và trước khi làm gì đó, hãy suy nghĩ kỹ, hãy chắc
chắn, hãy thật sự chắc chắn về nguồn tin. Ngày càng khó để biết đâu là thật,
tôi không bịa đâu, ngày càng khó.
Ví dụ, trên
YouTube… tôi có tài khoản TikTok nhưng hầu như không vào. Nhưng bạn sẽ thấy những
hình ảnh, như một số video tôi từng xem: có người đang dắt chó đi dạo, mà con
chó to như con ngựa, và nhìn thì cực kỳ thật. Cực kỳ thật. Nhưng nếu bạn chú ý
kỹ video, bạn sẽ thấy các nhân vật phía sau bắt đầu có lỗi, một bàn tay bị méo
mó, một cái chân biến mất, nhưng bạn phải quan sát kỹ mới thấy. Nếu không, bạn
sẽ bị đánh lừa, vì bạn đang tập trung vào hình ảnh chính, con chó và cách nó di
chuyển. Tại sao vậy? Vì bạn xem video đó là để thấy con chó to di chuyển như thế
nào, bạn không để ý đến nền phía sau.
Vấn đề ở đây là
người xem cần phải luyện mắt để làm quen với những gì trí tuệ nhân tạo có thể tạo
ra. Trên kênh Despejando Enigmas, tôi đang đăng những video ngắn được tạo bằng
AI, và bạn sẽ thấy, ví dụ, bàn tay chỉ có bốn ngón, hay khi khuôn mặt lại gần
camera thì bị méo, nhưng đó là vì tôi đang dùng phần mềm tệ. Trong khi tôi thấy
những người khác dùng phần mềm xịn, thì chuyện phát hiện rất khó, cực kỳ khó,
hơn nữa họ còn có nhiều nguồn lực.
Bạn biết đấy,
khi tạo hình ảnh, bạn có giới hạn, ví dụ, chỉ được tạo 10 tấm. Để ra được một
hình ảnh đẹp, có khi bạn phải tốn 6 lần tạo, còn lại 3. Vậy là bạn chỉ làm được
10 giây video trong một ngày. Nhưng nếu người xem không biết, họ sẽ tin là thật.
Ý tôi muốn nói,
các bạn à, là thế này: Nếu dùng đúng cách, công nghệ này không nhất thiết là xấu.
Dùng đúng cách thì đây là một công cụ hữu ích. Ví dụ, bạn muốn truyền đạt một ý
tưởng và bạn có hình ảnh, tuyệt vời, bạn là đạo diễn, nhà sản xuất, người làm
nhạc, người lo trang phục, bạn làm tất cả mà gần như không tốn gì.
Vấn đề là có những
người ác ý, không có gì để làm, và họ bắt đầu tạo meme về các tổng thống, giống
như bạn có thể tạo một meme về một người đang nhảy múa, rất thật, cực kỳ thật,
nhưng thay vì nhảy múa thì bạn làm người đó cầm súng hay đang phát biểu… vì bây
giờ có công nghệ giả giọng nói nữa.
Vậy chuyện gì xảy
ra? Công nghệ phát triển nhanh hơn luật pháp. Thế rồi chuyện gì sẽ xảy ra?
Chúng ta cần phải có quy định. Hiện giờ, ra tòa, bạn có nghĩ rằng một bức ảnh
hay một bản ghi âm có thể được trình làm bằng chứng không?
Tôi nghĩ là
không. Không thể trình video làm bằng chứng nữa, mọi thứ đều có thể bị chỉnh sửa.
Rồi bạn sẽ bị hỏi: “Này, ông có thể chứng minh là tối hôm đó ông ăn tối với vợ
chứ?” – “Vâng, tôi có ảnh đây.” Nhưng đối phương lại trình ra ảnh ông ở chỗ
khác! Vậy thì làm sao?
Chúng ta làm gì
đây? Chúng ta làm gì?
Thực tế là, ở Mỹ,
trước tình hình tội phạm, họ đang kêu gọi tất cả những ai sở hữu xe Tesla, bạn
biết đấy, Tesla có đầy camera, hãy cung cấp hình ảnh quay được vào giờ cụ thể
khi vụ việc xảy ra. Xe ghi lại mọi thứ, thậm chí cả bên trong. Thật là kinh ngạc,
thật luôn.
Vậy thôi các bạn,
tôi không biết là đã nói bao lâu rồi. Cảm ơn mọi người đã ở đây. Có câu hỏi thì
để lại trong phần bình luận nhé. Và tôi nhắc lại, nếu bạn muốn tham gia kênh
Nous Noble của tôi để chia sẻ trải nghiệm cá nhân, thì cứ thoải mái nhé. Nói về
bất cứ điều gì bạn muốn. Tôi chỉ lắng nghe thôi, sẽ không nói kiểu "Ơ tôi
không tin đâu". Không, tôi sẽ lắng nghe. Rõ ràng là có thể sẽ có người bịa
toàn bộ, tất nhiên rồi. Sẽ có người thật sự có trải nghiệm thật. Và tôi phải
cho mọi người cơ hội. Vậy nên, mỗi người hãy chịu trách nhiệm với nội dung mình
tiếp nhận.
Vậy thôi các bạn,
cảm ơn rất nhiều vì đã ở đây. Một cái ôm thật lớn. Nhớ đăng ký, chia sẻ, bình
luận nhé. Và nếu sau này tôi nhận được tin nhắn trên Instagram, có thể tôi sẽ phát
trực tiếp luôn trên đó.
Một cái ôm lớn,
và hẹn gặp lại. Cảm ơn các bạn. Và hãy có trách nhiệm với những gì bạn tiếp nhận.
Hẹn gặp lại, cảm
ơn!
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=hqnzWQHOC7Y
https://swaruu.org/transcripts
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.