Teal Swan Transcripts 093
Sợ hãi là tốt (Lợi ích của sợ hãi)
23-11-2013
Tôi muốn nói với
bạn về nỗi sợ. Tôi không phải là người ủng hộ những quan niệm sáo rỗng thường
thấy về nỗi sợ. Tôi không nghĩ rằng chúng thực sự có lợi cho chúng ta. Trong
các cộng đồng tâm linh và phát triển bản thân, nỗi sợ và cái tôi thường bị xem
là điều xấu. Là “những kẻ giết chết tâm trí”, là thứ đang rình rập để hạ gục bạn.
Nhưng thực tế là: nếu không có nỗi sợ, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể biết được
mình là ai, và mình là gì.
Hãy thử nghĩ
theo cách này: chúng ta hiểu rằng rung động mà Nguồn mang là rung động của tình
yêu, bởi tình yêu là khát vọng nhất quán nhất, sâu sắc nhất mà sự sống đã phát
ra, kể từ buổi sơ khai của sự sống. Vậy nên nếu “Nguồn” là rung động của tình
yêu, thì rung động đối lập – rung động không phải tình yêu – chính là nỗi sợ.
Nhiều người nghĩ rằng điều đối lập với tình yêu là sự thù ghét. Điều đó không
đúng. Điều đối lập với tình yêu là nỗi sợ.
Vậy để chúng ta
có thể biết được tình yêu, và như thế là biết được Thượng Đế, ta cũng phải biết
được điều đối lập với Thượng Đế. Đây là nguyên lý của sự tương phản. Nếu không
có nỗi sợ, ta không thể biết được tình yêu.
Tại sao chúng ta
lại ở đây, trên Trái Đất này? Bởi vì chúng ta là những phần mở rộng của năng lượng
từ Nguồn. Nguồn thường được gọi là Thượng Đế. Là những phần mở rộng của Nguồn,
Nguồn đang cố gắng, thông qua chúng ta, để nhận biết chính mình. Nhưng ta chỉ
có thể biết mình là ai, khi ta biết được mình không là ai. Ta chỉ có thể biết
được sự thật, khi ta biết được ảo tưởng là gì.
Nếu sự thật là
tình yêu, là Thượng Đế, thì ảo tưởng chính là nỗi sợ, là sự tách biệt của chiều
không gian thứ ba. Đó là lý do vì sao nỗi sợ lại đóng vai trò không thể thiếu
trong trải nghiệm ở chiều không gian này, trong chính cuộc sống bạn đang sống.
Nếu không có nó, bạn sẽ không bao giờ biết được mình thật sự là gì. Nỗi sợ là ảo
tưởng. Và cuộc sống được thiết kế để lột bỏ ảo tưởng ấy ra khỏi bạn, có nghĩa
là, cuộc sống được thiết kế để giúp bạn vượt qua nỗi sợ.
Nó làm điều đó bằng
cách đưa bạn đối mặt với những nỗi sợ của mình, hết lần này đến lần khác, cho đến
khi bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đối diện với chúng, buông bỏ sự
kháng cự đối với chúng, và cuối cùng, trở nên không còn sợ hãi. Khi bạn đã trở
nên không sợ hãi, bạn sẽ được tự do khỏi ảo tưởng. Và lúc đó, cuộc sống không
còn mục đích nữa, vì bạn đã khám phá ra sự thật. Nhưng sau đó… bạn đã chết.
Chúng ta dành cả
cuộc đời chạy quanh thế giới, cố gắng tránh né những điều khiến ta sợ hãi. Ta
thiết kế cuộc sống của mình sao cho không phải đối mặt với chúng. Nhưng bất cứ
điều gì ta chống lại, sẽ tiếp tục hiện diện. Nó sẽ đuổi theo ta đến tận góc tường.
Ta không còn
cách nào khác ngoài việc nhìn thẳng vào nó, vì ta không thể chạy trốn mãi được.
Nghe thì buồn cười, nhưng cũng dễ hiểu thôi, rằng chúng ta lại cố né tránh
chính công cụ liên tục hiện diện trước mặt mình, công cụ luôn khao khát giúp ta
tìm ra sự thật, và cảm nhận được tình yêu. Nỗi sợ là công cụ của sự mở rộng.
Bạn sẽ không bao
giờ biết đến tình yêu, nếu không từng biết đến nỗi sợ.
Bạn sẽ không bao
giờ biết sự thật là gì, nếu không từng biết đến nỗi sợ.
Bạn sẽ không bao
giờ cảm được sự hợp nhất, nếu không có nỗi sợ.
Bạn sẽ không bao
giờ biết Thượng Đế, hay Nguồn, nếu không có nỗi sợ.
Bạn sẽ không bao
giờ thật sự hiểu chính mình, nếu không có nỗi sợ.
Không chỉ bạn,
ngay cả “Nguồn” hay Thượng Đế, cũng sẽ không thể biết mình là ai nếu không có nỗi
sợ. Nỗi sợ là công cụ nhận thức vĩ đại nhất từng tồn tại. Nó không phải kẻ thù
của bạn. Bạn không nên xấu hổ vì nó. Mỗi sinh linh đang tồn tại đều cảm nhận nỗi
sợ, bởi vì mọi sinh linh đều đến đây vì một điều duy nhất: sự mở rộng. Và như
tôi đã nói, nỗi sợ là công cụ mạnh mẽ nhất cho sự mở rộng ấy.
Nhưng nỗi sợ còn
có một lợi ích khác: nó luôn có điều gì đó quan trọng để nói với chúng ta.
Trong thế giới
ngày nay, những người cố phớt lờ nỗi sợ, đè nén nó, xem nhẹ nó, lại thường được
ca ngợi. Nhưng khi làm như vậy, chúng ta đang ca ngợi việc phớt lờ bài học
riêng của chính mình. Việc bỏ qua và che giấu nỗi sợ hoàn toàn khác với việc
quan sát nó, và từ đó đưa ra quyết định dựa trên sự yêu thương bản thân, thay
vì dựa vào nỗi sợ hay lý trí đơn thuần.
Trong cộng đồng
tâm linh, ta thường mắc một sai lầm nghiêm trọng. Biết rằng nỗi sợ cuối cùng chỉ
là ảo tưởng, ta lại nhầm lẫn rằng ảo tưởng thì không có giá trị gì. Ta có xu hướng
phớt lờ, xem nhẹ nỗi sợ và những tín hiệu đỏ vang lên trong cảm xúc, tâm trí và
cơ thể mình.
Và rất nhiều người
trong chúng ta đã gặp rắc rối lớn vì điều đó, đặc biệt là trong các mối quan hệ
với người khác.
Nói thẳng ra
thì: có những người trên hành tinh này bị mắc kẹt trong những mô thức tiêu cực,
và họ không có ý định tích cực gì với người khác. Điều đó không có nghĩa là bạn
phải ghét họ. Nhưng nó cũng không có nghĩa là bạn nên để họ bước vào trải nghiệm
sống của mình.
Khi gặp những
người như vậy, những chuông báo động bên trong ta bắt đầu vang lên. Có “cờ đỏ”.
Hệ thống chỉ dẫn bên trong, hệ thần kinh của ta, cảnh báo rằng đang có nguy hiểm
hiện diện. Và nó cảnh báo bằng cách khiến ta cảm thấy sợ.
Thế nhưng vì
nghĩ rằng nỗi sợ là “không hợp lý”, ta lại xem nhẹ những dấu hiệu cảnh báo ấy,
và xem nhẹ cả cảm giác sợ hãi mà mình đang có. Thay vào đó, ta cố gắng “yêu
thương vô điều kiện”. Và có những người trong cộng đồng tâm linh đã phải chết
vì điều đó.
Chúng ta không
nhìn vào những gì hệ thống cảm xúc đang cố nói với mình, vì chúng ta cho rằng nỗi
sợ là không có giá trị. Chúng ta không kiểm tra, không đào sâu vào nỗi sợ mà
mình đang mang. Thay vào đó, chúng ta cố gắng hướng sự chú ý sang thứ gì đó khiến
nỗi sợ giảm đi. Nhưng trong những tình huống như thế này, việc “chủ động chuyển
hướng sự chú ý” lại có thể trở thành một kiểu trốn chạy, và điều đó có thể vô
cùng nguy hiểm.
Những kẻ săn mồi
tình dục rất thích phụ nữ tâm linh. Chúng thích phụ nữ tâm linh vì niềm tin của
chúng ta khiến ranh giới của mình trở nên mờ nhạt. Những niềm tin ấy khiến chúng
ta bao dung hơn với vấn đề của người khác, kể cả những hành vi lạm dụng. Chúng
thích phụ nữ tâm linh vì chính niềm tin của chúng ta
đã trói tay chúng ta lại. Chúng ta không thể trở thành một con người từ bi, nếu
chúng ta không yêu thương vô điều kiện, kể cả với những người làm tổn thương chúng
ta, kể cả với những người khiến chúng ta sợ hãi.
Nhưng xin hãy
tin tôi khi tôi nói rằng: nỗi sợ là một phần hoàn toàn hợp lý trong hệ thống chỉ
dẫn cảm xúc của bạn. Nó luôn có điều gì đó quan trọng để nói. Nó luôn cố cảnh
báo bạn về điều gì đó mà nó cho là đe dọa đến hạnh phúc của bạn. Và bạn nên lắng
nghe nó, nếu bạn muốn sống một cuộc đời thực sự hài hòa với chính mình.
Điều này không
có nghĩa là bạn phải sống trong sự kiểm soát của nỗi sợ. Bạn không cần để nỗi sợ
điều khiển hành động của mình. Bởi vì chúng ta không bắt buộc phải hành động
theo cảm xúc. Nhưng chúng ta cần phải nhìn vào cảm xúc đó, cần phải chất vấn
nó, kể cả khi nó là nỗi sợ. Chúng ta cần hiểu tất cả những gì có thể hiểu được
về nó. Và chúng ta cần nhận ra rằng, đôi khi, nỗi sợ đang cho ta một chỉ dấu cực
kỳ chính xác về môi trường xung quanh, bao gồm cả những con người ta đang tiếp
xúc.
Nỗi sợ được thiết
kế để duy trì sự tồn tại của cái tôi. Nếu không có hệ thống cơ bản đó, chúng ta
sẽ không thể tồn tại đủ lâu trong chiều không gian vật chất này để học được bất
cứ điều gì. Mà một khi ta đã chết, thì chẳng còn sự mở rộng nào có thể diễn ra
nữa.
Dù bạn có phải
là người tâm linh hay không, hệ thống chỉ dẫn bên trong bạn vẫn sẽ cảnh báo bằng
cảm giác sợ hãi, nếu bạn đang đứng giữa đường mà có một chiếc xe tải đang lao
thẳng về phía bạn.
Nhưng hầu hết
chúng ta, những người sống trong thế giới tâm linh, khi xem nỗi sợ là ảo tưởng,
và vì thế là “không có giá trị”, thì lại sẽ nói rằng: “Hành động đúng đắn về mặt
tâm linh là đứng yên đó, vượt qua nỗi sợ, bẻ cong thực tại, và như thế thì sẽ không
bị xe tông.” Thay vì nhảy ra khỏi đường, điều mà nhiều người tâm linh sẽ cho là
“đầu hàng nỗi sợ”, là “không nhận ra rằng mình mới là người tạo ra thực tại”.
Chúng ta có thể
dừng lại ở đây một chút được không? Hãy nhìn vào những gì bạn đang đòi hỏi ở
chính mình. Có thật sự bạn muốn nói với bản thân rằng:
- Là một người
tâm linh thì phải phớt lờ nỗi sợ đến mức độ như vậy?
- Điều đó có thật
sự là một hành động yêu thương bản thân không?
- Liệu nỗi sợ ở
đây đang phục vụ một mục đích đúng đắn, hay nó chỉ đang khiến bạn mất kiểm
soát?
Tôi hiểu những lời
dạy trong tâm linh đôi khi nghe thật mâu thuẫn. Một phút trước, người ta dạy ta
hãy yêu thương vô điều kiện. Một phút sau, họ lại dạy ta rằng: hãy chắc chắn rằng
ta chỉ nên ở gần những người thật lòng quan tâm đến sự an lành của mình.
Vậy chúng ta biết
nghe theo điều nào đây? Điều đó thật sự gây bối rối, tôi hiểu. Nhưng những lời
dạy tâm linh cần phải được định hướng cho một vũ trụ đa chiều.
Điều đó có nghĩa
là: những lời dạy ấy sẽ phù hợp với nơi mà bạn đang ở trong rung động của mình ở
thời điểm hiện tại.
Hầu hết chúng ta
hiện vẫn chưa đạt đến mức độ vượt lên trên nỗi sợ đủ để có thể thu hút một thực
tại hoàn toàn không có gì đáng sợ cả. Vậy nên đúng là bạn đang sống giữa những
điều xứng đáng để sợ. Và có lẽ việc lắng nghe hệ thống chỉ dẫn bên trong, khi
nó khiến bạn cảm thấy sợ hãi, không phải là điều tệ.
Nó không khiến bạn
yếu đuối. Nó không khiến bạn “thiếu tâm linh”.
Ở cấp độ của chiều
không gian thứ ba, nơi mà bạn đang tập trung để có thể sống trong đời sống vật chất,
nỗi sợ đang cố gắng cảnh báo bạn điều gì đó. Nỗi sợ chính là tín hiệu rằng: Có
một quyết định mang tính yêu thương bản thân mà bạn cần đưa ra.
Hãy quan sát nỗi
sợ của bạn. Và rồi, đưa ra những quyết định xuất phát từ tình yêu thương bản
thân, dựa trên những gì bạn nhìn thấy trong nỗi sợ ấy. Có thể, nếu bạn sợ nói
trước đám đông, sau khi quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng điều yêu thương bản
thân nhất là cứ đứng lên nói. Hoặc, bạn cũng có thể nhận ra rằng: điều yêu
thương bản thân nhất lại là không cần phải nói.
Bạn sẽ học được
điều gì đó từ bất kỳ quyết định nào mà bạn đưa ra. Vì thế, bạn không thể đưa ra
quyết định sai lầm. Nhưng đừng bao giờ, tôi nhắc lại: đừng bao giờ phớt lờ, che
giấu hay xem nhẹ nỗi sợ của bạn. Nó luôn luôn có điều gì đó vô cùng giá trị để
nói với bạn.
Nỗi sợ là một
trong những đồng minh vĩ đại nhất của bạn trên hành trình mở rộng và nhận thức
bản thân. Việc có nỗi sợ không khiến bạn
kém tâm linh. Chúng ta không thể lên án nỗi sợ, mà không đồng thời lên án cả sự
sống này.
Chúc bạn một tuần
thật an lành.
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=jM-b9Dej-AI
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.