Teal Swan Transcripts 056
Cách thể hiện cảm xúc của bạn
20-04-2013
Xin chào tất cả
mọi người. Chủ đề của tập hôm nay là làm thế nào để thể hiện cảm xúc.
Cảm xúc là năng
lượng, và năng lượng phải đi đâu đó. Khi bạn kìm nén năng lượng đó, kìm nén cảm
xúc của mình thay vì bộc lộ nó, năng lượng ấy sẽ tích tụ lại trong cơ thể bạn
và dần dần "thối rữa" từ bên trong. Khi bạn kìm nén cảm xúc, cơ thể bạn
bắt đầu suy yếu. Nhưng đó không phải là điều duy nhất bắt đầu suy yếu. Thế giới
xung quanh bạn cũng bắt đầu suy yếu, bởi vì dù bạn có kìm nén cảm xúc đến đâu,
những rung động của cảm xúc đó vẫn tồn tại và vẫn là một điểm thu hút trong Vũ
trụ này. Và như chúng ta đã biết, Vũ trụ luôn phản chiếu lại những rung động mà
chúng ta phát ra.
Những cảm xúc
duy nhất mà bạn có thể chữa lành chính là những cảm xúc mà bạn cho phép mình cảm
nhận và bộc lộ ra ngoài. Để có thể cảm nhận được cảm xúc của mình, chúng ta phải
sẵn sàng chấp nhận sự tổn thương. Sự tổn thương có thể rất khó khăn, đặc biệt
là với những ai gắn liền tổn thương với việc bị làm đau. Vì vậy, đối với chúng
ta, dường như rất mạo hiểm khi cho phép bản thân kết nối với cảm xúc của chính
mình. Nhưng bạn sẽ không thể chữa lành bất cứ cảm xúc nào mà bạn cảm nhận được,
và cuộc sống của bạn sẽ ngày càng tồi tệ nếu bạn không dám chấp nhận sự tổn
thương đó, ít nhất là cho phép mình chạm vào những cảm xúc ấy và bộc lộ chúng
ra.
Nếu tôi nhốt hai
người vào trong một cái tủ, bạn sẽ thấy một tiến trình bộc lộ cảm xúc một cách
rất tự nhiên. Hai người đó thường sẽ bắt đầu bằng sự tức giận. Họ sẽ hét vào mặt
nhau, đổ lỗi cho nhau. Họ sẽ nói về những sự oán giận. Nhưng rồi, một người sẽ dần
hạ xuống mức độ của sự tổn thương và thất vọng. Họ sẽ nói về việc họ bị tổn
thương ra sao, những gì người kia đã làm và họ thất vọng thế nào. Họ sẽ nói về
mức độ buồn bã. Và chẳng bao lâu sau đó, một người sẽ bắt đầu bộc lộ nỗi sợ
hãi, sự thiếu tự tin, những điều thật sự nằm bên dưới cơn giận dữ của chúng ta.
Và một khi ai đó bộc lộ điều đó ra, người đó hoặc người kia sẽ tự nhiên tiến đến
cấp độ tiếp theo của việc bộc lộ cảm xúc, đó chính là sự thấu hiểu và hối hận.
Người đó sẽ nói:
"Tôi hoàn toàn hiểu. Tôi rất xin lỗi vì bạn cảm thấy như vậy. Tôi biết đôi
khi mình thật khó chịu vì...". Và chẳng bao lâu sau đó, họ sẽ chạm tới cấp
độ cao nhất của việc bộc lộ cảm xúc, đó là tình yêu, những giải pháp, những
mong muốn và sự kết nối. Người đó sẽ nói: "Tôi thật sự quan tâm đến bạn.
Tôi thật sự xin lỗi. Và đây là đề xuất của tôi để cải thiện mọi thứ." Đó
chính là tiến trình tự nhiên của việc bộc lộ cảm xúc, bất kể đó là ai trong căn
phòng đó.
Chúng ta vừa mô
tả tình huống này trong bối cảnh hai người bị nhốt trong một căn phòng. Nhưng sự
thật là, điều tương tự cũng xảy ra khi chúng ta tự nhốt mình trong phòng và đối
diện với chính cảm xúc của mình. Chúng ta sử dụng mô hình bộc lộ cảm xúc tự
nhiên này và bắt chước lại mô hình đó khi chúng ta cố gắng bộc lộ có chủ đích
những cảm xúc mà hiện tại mình không kết nối được. Chúng ta dùng mô hình bộc lộ
tự nhiên này để nói ra sự thật hoàn toàn về trạng thái bên trong của mình và về
những gì mình thật sự cảm nhận.
Hãy để tôi giải
thích; tôi muốn bạn hình dung các tầng bậc khác nhau của việc bộc lộ cảm xúc giống
như một tòa nhà. Và tòa nhà này có năm tầng. Dựa trên cách chúng ta được nuôi dạy,
dựa trên tính cách của mỗi người, chúng ta được dạy rằng việc đi tới một số tầng
của tòa nhà này là phù hợp, còn những tầng khác thì không. Ví dụ, với một số
người, việc thể hiện sự buồn bã và thất vọng, khóc lóc là điều bình thường,
nhưng lại không được phép tức giận. Người đó đã được dạy rằng không được phép
bước vào tầng một của tòa nhà này. Một người khác có thể được nuôi dạy để tin rằng
việc bộc lộ nỗi sợ hãi là không phù hợp.
Họ không thể bộc
lộ sự thiếu tự tin, nhưng họ được phép tức giận. Người đó có thể không được
phép bước vào tầng ba, nhưng họ có thể vào tầng một. Quá trình chữa lành của
chúng ta phụ thuộc vào sự sẵn sàng đi đến từng tầng của tòa nhà đó và bộc lộ trọn
vẹn sự thật về cảm xúc của mình. Và chúng ta bộc lộ sự thật này theo thứ tự. Và
đây là trình tự dành cho bạn:
- Tầng 1: Giận dữ,
oán giận, cuồng nộ, đổ lỗi và đẩy người khác hoặc chính mình ra xa.
- Tầng 2: Thất vọng,
buồn bã và tổn thương.
- Tầng 3: Bất an,
sợ hãi, ký ức đau buồn và những vết thương sâu sắc.
- Tầng 4: Thấu
hiểu, đồng cảm, nhận trách nhiệm và hối hận.
- Tầng 5: Tình
yêu, giải pháp, mong muốn và sự kết nối với người khác hoặc với chính
mình.
Vậy nên, điều bạn
cần làm là tìm cho mình một căn phòng yên tĩnh, nơi bạn không bị ai làm phiền.
Và tôi muốn bạn hoặc gõ ra trên máy tính, viết ra giấy hoặc tự nói thành lời với
chính mình. Tôi muốn bạn bộc lộ cảm xúc của mình ở từng tầng một, lần lượt theo
thứ tự các tầng cảm xúc phía trên. Bắt đầu từ sự tức giận và tiến dần xuống
theo danh sách.
Đây là một ví dụ
về cách bạn thực hiện điều đó:
Nếu tôi là người
phụ nữ trong tình huống trước đó, khi tôi đi cùng người yêu và anh ấy buông lời
trêu ghẹo một người phụ nữ khác, tôi sẽ về nhà sau đó, ngồi xuống trong phòng
và bắt đầu bằng cách bộc lộ hết sự tức giận mà tôi cảm thấy liên quan đến tình
huống đó. Tôi sẽ nói ra tất cả. Và những gì tôi sắp trình bày với bạn ở đây là phiên
bản rút gọn.
Bạn cần bộc lộ
trọn vẹn cảm xúc của mình ở từng tầng của tòa nhà cảm xúc đó trước khi chuyển
sang tầng tiếp theo. Vậy nên, ví dụ bản rút gọn sẽ như thế này:
Tầng 1: Giận dữ
và oán giận
"Em vô cùng
tức giận với anh khi anh hành động như thể những người phụ nữ khác đẹp hơn em. Em
hối hận vì đã lấy anh. Em ghét cái thực tế rằng em đã dành những năm tháng đẹp
nhất của cuộc đời mình cho anh. Và em đổ lỗi cho anh vì em đang sống một cuộc đời
khốn khổ trong mối quan hệ này."
Đây không phải
lúc để nhẹ nhàng với cảm xúc của mình, mà là lúc để bạn nói ra tất cả những phần
tăm tối, thô ráp nhất trong những gì bạn thực sự cảm nhận.
Sau khi bạn bộc
lộ hết cơn giận dữ, bạn chuyển sang tầng 2: Thất vọng và tổn thương. Nó sẽ giống
như thế này:
"Em buồn vô
cùng vì lúc bắt đầu mối quan hệ này, em đã nghĩ mọi thứ giữa chúng ta sẽ tốt đẹp,
nhưng cuối cùng nó lại giống như tất cả những mối quan hệ trước đây của em. Em
thật sự thất vọng vì dường như mọi điều em mong muốn trong đời đều không bao giờ
trở thành hiện thực. Em thất vọng vì em không thể tìm được một người đàn ông thực
sự trân trọng mình."
"Điều khiến
em buồn nhất là em đã dành những năm tháng đẹp nhất
của mình cho anh. Em buồn kinh khủng khi nhận ra rằng, dù em có làm gì đi nữa, em
cũng không cảm nhận được tình yêu trong mối quan hệ này."
Sau khi bạn bộc
lộ hết tất cả những cảm xúc liên quan đến nỗi đau, sự thất vọng và nỗi buồn, bạn
tiến xuống tầng 3: Sự bất an, nỗi sợ hãi và những vết thương sâu sắc. Nó sẽ như
thế này:
"Em rất sợ
rằng mình sẽ không bao giờ lấy lại được vóc dáng sau khi sinh con cho anh. Em sợ
rằng em không còn là người phụ nữ mà anh đã cưới. Em sợ rằng một ngày nào đó, em
sẽ tỉnh dậy và nhận ra rằng anh đã rời bỏ em để đến với một người phụ nữ khác,
vì em không đủ đẹp đối với anh. Và điều đó làm em nhớ lại hồi còn nhỏ, cha em lúc
nào cũng chê bai ngoại hình của em. Em chẳng bao giờ đủ tốt với ông ấy cả."
Bạn thấy đấy, nỗi
sợ của chúng ta luôn gắn liền với những ký ức tồi tệ trong quá khứ. Đó là lý do
tại sao chúng ta dường như phản ứng thái quá trước mọi tình huống, kể cả những
chuyện tưởng chừng rất nhỏ. Nhưng thật ra chúng không hề nhỏ, vì chúng gắn liền
với những thứ rất lớn lao, rất sâu đậm được chôn giấu trong ký ức của chúng ta.
Sau khi bạn bộc
lộ hết cảm xúc ở tầng nỗi sợ, sự bất an, ký ức xấu và những vết thương sâu sắc,
đừng ngạc nhiên nếu bạn có một sự giải phóng cảm xúc mạnh mẽ ở tầng này. Đây
chính là tầng của sự tổn thương thực sự, nơi quá trình chữa lành thật sự bắt đầu.
Một khi bạn xong
phần đó, bạn sẽ tiến xuống tầng 4: Thấu hiểu, đồng cảm, hối hận. Nó sẽ giống
như thế này:
"Em hiểu rằng
chắc hẳn rất khó khăn cho anh khi sống với một người đã thay đổi quá nhiều so với
người phụ nữ mà anh từng cưới. Em hối hận vì em đã tự hạ thấp giá trị bản thân
mình đến mức mỗi lần anh nói điều gì đó với người phụ nữ khác, em đều không thể
không để tâm, không thể không thấy bị tổn thương. Em biết rằng chắc hẳn anh
cũng rất mệt mỏi khi cảm thấy mình lúc nào cũng phải đi trên lớp băng mỏng, hay
vỏ trứng vậy."
Sau khi bạn bộc
lộ hết cảm xúc ở tầng này, bạn tiếp tục hạ xuống tầng 5: Tình yêu, giải pháp, ý
định, ước muốn và sự kết nối. Nó sẽ như thế này:
"Em thật sự
yêu anh. Em quan tâm đến việc anh nghĩ gì về em. Em ước rằng chúng ta có thể có
một mối quan hệ mà trong đó, anh có thể nói bất cứ điều gì với ai khác mà em
không cảm thấy điều đó liên quan gì đến mối quan hệ của chúng ta. Và em nghĩ sẽ
rất tốt nếu mỗi tuần anh trông các con một lần, để em có thể đến phòng gym. Để
em có thể lấy lại sự tự tin, để em có thể là con người của em, là chính em thật
sự."
Một khi bạn hoàn
thành toàn bộ quá trình này, bạn đã bộc lộ sự thật hoàn toàn về cảm xúc của
mình, và sự thật đó tồn tại ở tất cả các tầng của tòa nhà này. Và chỉ khi đó,
quá trình chữa lành thực sự mới diễn ra, vì bạn có thể nhìn ra được vấn đề thực
sự nằm ở đâu.
Sau đó, bạn có
thể xem lại toàn bộ danh sách các tầng, đánh dấu ra những ý quan trọng nhất, rồi
viết một bức thư cho người bạn yêu. Tất nhiên, bạn không bắt buộc phải làm vậy,
bạn có thể giữ riêng cho mình nếu muốn, vì điều quan trọng nhất là bạn đã bộc lộ
được nó. Nhưng bạn cũng có thể tiến thêm một bước nữa để chữa lành thêm bằng
cách bộc lộ nó cho người đã liên quan đến tình huống đó, người đang khiến bạn
đau khổ.
Vậy nên, bạn hãy
xem lại danh sách đó, tìm ra những điều thực sự quan trọng cần nói với họ, rồi
hãy nói ra.
Khi bạn đang ở
trong một mối quan hệ đôi lứa, thực ra là bất cứ mối quan hệ nào, miễn là cả
hai người đều sẵn sàng thực hiện quá trình này, bạn có thể áp dụng bằng cách ngồi
đối diện nhau và thống nhất rằng mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra, cả hai sẽ không
ngay lập tức cãi vã.
Việc bạn sẽ làm
là ngồi đối diện nhau ở hai bên cái bàn. Một người sẽ bắt đầu nói, người kia
không được phép lên tiếng. Người nói trước sẽ bắt đầu từ tầng đầu tiên, đi
xuyên suốt tất cả các tầng cảm xúc và bộc lộ hết những gì mình cảm nhận, mà
không bị ngắt lời. Sau đó, đến lượt người kia làm y hệt như vậy, bắt đầu lại từ
tầng Giận dữ, rồi lần lượt đi xuống qua tất cả các tầng, nói ra sự thật của
mình cho đối phương nghe.
Lúc này, bạn có
thể sẽ nhận ra rằng, nếu bạn là người nói thứ hai, sau khi người đầu tiên đã bộc
lộ hết sự thật trong lòng họ, điều cuối cùng bạn muốn làm chính là quay lại tầng
Giận dữ. Nhưng việc đó là cần thiết, bạn cần kể lại câu chuyện của riêng mình
theo đúng trình tự đó. Và bằng cách làm như vậy, hai bạn sẽ tìm ra được những
giải pháp thật sự, và bạn cũng sẽ không còn phải mang theo một đống năng lượng
bị kìm nén trong người nữa.
Với những ai cảm
thấy rất khó khăn để kết nối với cảm xúc của mình, tôi sẽ đưa cho bạn một số
câu hỏi gợi mở, giúp bạn chạm được vào từng tầng cảm xúc.
Tầng 1 - Giận dữ:
- "Tôi ghét
nhất khi..."
- "Tôi giận
điên lên vì..."
- "Tôi phát
chán với..."
- "Tôi tràn
đầy căm phẫn khi..."
Tầng 2 - Thất vọng
và tổn thương:
- "Tôi thất
vọng vô cùng vì..."
- "Tôi buồn
vô cùng khi..."
- "Điều làm
tôi đau nhất là..."
- "Lý do
khiến tôi đau đớn đến vậy là vì..."
Tầng 3 - Nỗi sợ
và bất an:
- "Tôi sợ rằng..."
- "Điều khiến
tôi thực sự sợ hãi là..."
- "Tôi hoảng
loạn khi..."
- "Điều đó
làm tôi nhớ lại..."
Tầng 4 - Hối hận,
thấu hiểu:
- "Tôi xin
lỗi vì..."
- "Làm ơn
hãy tha thứ cho tôi vì..."
- "Tôi hoàn
toàn hiểu rằng..."
- "Tôi hối
hận vì..."
- "Tôi hiểu
rằng..."
Tầng 5 - Yêu
thương, mong muốn, biết ơn:
- "Tôi muốn..."
- "Tôi tha
thứ cho anh/em vì..."
- "Tôi hy vọng
rằng..."
- "Cảm ơn
anh/em vì..."
- "Tôi trân
trọng anh/em vì..."
- "Tôi yêu
anh/em vì..."
Bạn hãy chuẩn bị
tinh thần rằng khi kết thúc quá trình này, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ mong manh và
dễ tổn thương. Bạn sẽ chạm vào phần cảm xúc nguyên sơ nhất, phần mà hầu hết
chúng ta rất sợ phải đối diện. Phần mà chúng ta cố gắng tê liệt đi bằng thuốc,
bằng các loại nghiện ngập hoặc bằng vô vàn cách khác.
Nhưng tôi hứa với
bạn rằng, nếu bạn dám ở lại với cái cảm giác nguyên sơ ấy, bạn sẽ mở được cánh
cửa chữa lành, cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu thay đổi. Bởi vì cảm xúc không phải
thứ bạn có thể phớt lờ hay kìm nén. Nó sẽ tìm cách thoát ra, nếu không phải bằng
lời nói, thì nó sẽ bộc lộ qua hành động vô thức của bạn, hoặc tệ hơn, qua chính
cơ thể bạn dưới dạng bệnh tật.
Và các mối quan
hệ của bạn cũng sẽ không thể bền vững, nếu bạn cứ mãi kìm nén cảm xúc. Về mặt
năng lượng, mỗi khi bạn bước vào một mối quan hệ, nó giống như hai chiếc ly nước
được nối với nhau bằng một chiếc ống dẫn. Khi một trong hai người kìm nén cảm
xúc, năng lượng cảm xúc đó sẽ bị đẩy qua ống dẫn, dồn sang người còn lại.
Đó là lý do vì
sao trong các mối quan hệ, bạn thường thấy một người thì "rất điên loạn",
còn một người kia thì lúc nào cũng tỏ ra vững vàng, suốt ngày hỏi: "Không
hiểu anh/em bị làm sao nữa?"
Thật ra, chính người
ổn định kia đang dồn nén hết cảm xúc của mình, và rồi nó chảy ngược qua ống, biểu
hiện ra ở người còn lại, người vốn là "kênh dẫn" cảm xúc tự nhiên.
Vấn đề là: Nếu cả
hai đều dồn nén cảm xúc, cái ống dẫn giữa hai chiếc ly nước đó sẽ vỡ, và mối
quan hệ cũng không thể tiếp tục. Hoặc người kìm nén sẽ tiếp tục dồn nén, còn người
kia, người phải gánh cả cảm xúc của mình lẫn người khác, sẽ kiệt sức, cảm thấy
mình như phát điên, và cuối cùng muốn kết thúc mối quan hệ.
Vậy nên, bộc lộ
cảm xúc không chỉ là chìa khóa để khỏe mạnh về thể chất, không chỉ là chìa khóa
để giữ cho các mối quan hệ bền vững, mà còn là chìa khóa giúp bạn tìm được sự
bình yên bên trong. Chạm vào phần nguyên sơ nhất, dám tổn thương, dám mong manh
là điều cực kỳ tốt đẹp. Và đó là điều kiện bắt buộc, nếu chúng ta muốn tìm được
sự cân bằng thực sự trong cuộc sống.
Hãy thử làm theo
quá trình này.
Tôi hy vọng nó sẽ
giúp bạn.
Chúc bạn một tuần
thật tốt lành!
Link gốc của bài
viết
https://www.youtube.com/watch?v=E0wAs-u4A2E
Theo
dõi trên Facebook
https://www.facebook.com/Go-With-The-Earth-110516891516479/
DANH
SÁCH TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TRANG
https://gowiththeearth.blogspot.com/2021/10/tat-ca-sach-co-tai-blogs.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.